Số người dưới tuổi lao động chiếm 30,4%, số người trong độ tuổi lao động (nam từ 15 đến 60, nữ từ 15 đến 55) chiếm 59,3%. Số người dưới độ tuổi lao động năm 2001 thấp hơn so với năm 2000 là 30,5%, số người trong độ tuổi lao động lại cao hơn 59%. Mặc dù trình độ học vấn của Việt Nam tương đối cao nhưng trình độ chuyên môn kỹ thuật của dân số hoạt động kinh tế nước ta lại rất thấp, 83% lao động không có chuyên môn kỹ thuật. Tình trạng thất nghiệp của lực lượng lao động trong độ tuổi lao động ở khu vực thành thị vẫn rất bức xúc. Trong c¶ nước cã 9 tỉnh tỉ lệ thất nghiệp trên 7%; 11 tỉnh có tỉ lệ thất nghiệp từ 6,5% đến 7% và 10 tỉnh có tỉ lệ thất nghiệp từ 6% đến 6,5%.
Một số điều đáng lo ngại về nguồn nhân lực hiện tại của Việt Nam Trong bối cảnh toàn cầu hóa diễn ra nhanh chóng và xu thế phát triển kinh tế hiện nay, vai trò của nguồn nhân lực đối với phát triển trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Con người với khả năng nắm giữ kiến thức đã trở thành mũi nhọn tạo ra sức cạnh tranh cho công ty, cộng đồng và quốc giaNhiều người lo ngại khi nhìn vào nguồn nhân lực và nền giáo dục, đào tạo hiện nay của Việt Nam.
Theo số liệu thống kê, hiện nay, Việt Nam có cơ cấu lao động rất trẻ, 50% dưới độ tuổi 25 nhưng tỷ lệ thất nghiệp rất lớn, cả nông thôn và thành thị. Thống kê của LHQ cho thấy, lực lượng thanh niên trong độ tuổi từ 15 - 24 chiếm hơn 16 triệu trong tổng dân số 80 triệu người Việt Nam. Mỗi năm có khoảng 1,4 triệu thanh niên tham gia vào thị trường lao động. Tuy nhiên, theo ước tính, có tới 5% thanh niên thất nghiệp và 26% thường xuyên thiếu việc làm. Số lượng lao động qua đào tạo nghề bình quân của cả nước 17%. Tình hình các cơ sở SX không tuyển được công nhân kỹ thuật khiến sản xuất bị đình trệ, trong khi các trường nghề tuyển sinh không đủ chỉ tiêu, khiến một số ngành nghề phải đóng cửa. Công nhân kỹ thuật sau khi đào tạo không được sử dụng đúng tay nghề, vì công nghệ sản xuất ở VN quá lạc hậu, hoặc những công nghệ mới thì đào tạo không theo kịp. Đã đến lúc, phải nhìn thẳng vào thực trạng này để tìm ra giải pháp thích hợp làm tăng lực lượng công nhân kỹ thuật.
Theo đánh giá của UBBVCSTE, số lao động trong độ tuổi chưa thành niên của Việt Nam (5-14 tuổi) đang có chiều hướng gia tăng theo từng năm và tập trung chủ yếu ở hai địa bàn lớn là Hà Nội khoảng gần 6.000 em và Tp.HCM hơn 20.000 em (trong đó bao gồm cả trẻ em tham gia lao động sớm và trẻ em lang thang đường phố).
Theo thống kê của UBBVCSTE, 93% lao động chưa thành niên ở khu vực thành thị xuất thân từ các gia đình nông thôn có hoàn cảnh khó khăn. Trình độ văn hoá của các em cũng hạn chế, mới chỉ có 47% học hết cấp trung học cơ sở, hơn 20% là mù chữ
Tình hình khan hiếm công nhân kỹ thuật (CNKT)
Tình trạng khan hiếm CNKT đang là mối quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp (DN). Ghi nhận tại Trung tâm dịch vụ việc làm (DVVL) các khu chế xuất (KCX) - khu công nghiệp (KCN) TPHCM, hiện trung bình mỗi ngày, Trung tâm tiếp nhận khoảng 50 nhu cầu tuyển dụng CNKT ở các ngành may, cơ khí, dệt, nhuộm, điện tử... nhưng không có người để đáp ứng. Qua nhiều phương tiện truyền thông và chủ động liên hệ với các đơn vị giới thiệu việc làm hoặc các trường CNKT, nhưng nhiều DN vẫn không tuyển được người theo yêu cầu. Không chỉ tại TPHCM mà ngay cả các KCN Bình Dương, Đồng Nai cũng thiếu CNKT. Để tuyển được CNKT, nhiều DN phải mất từ 1-3 tháng, điều này đã ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh, chính vì thế nhiều DN phải linh động trong phương thức tuyển chọn, thậm chí chọn cả những người chưa qua đào tạo, sau đó đưa đi học. Phụ trách nhân sự Công ty Hwaseung KCN Nhơn Trạch - Đồng Nai, cho biết: "CNKT phụ trách dây chuyền tạo khuôn đúc và ép đế giày hiện chưa có nơi đào tạo, do vậy chúng tôi phải tuyển những người chưa biết nghề rồi tổ chức đào tạo và ít nhất mỗi công nhân phải mất từ 1-2 tháng đào tạo mới có thể làm việc được theo quy trình công nghệ của công ty".
Từ nay đến cuối năm 2003, nhu cầu tuyển dụng lao động của Đồng Nai sẽ lên đến 10.000 người, trong đó lao động có tay nghề CNKT sẽ là 3.000 người. Tập trung nhiều nhất vào các ngành như: may, cơ khí, hóa nhuộm, điện, điện tử. Tuy nhiên, đây là lao động rất khó tìm.
Các KCN Bình Dương sẽ cần 6.000 lao động từ nay đến cuối năm, trong đó CNKT chiếm 10%. Khó tuyển nhất vẫn là CNKT vì đây là lượng lao động trực tiếp sản xuất cho các doanh nghiệp.
Nhân lực dệt may - vẫn bế tắc dài
Hiện nay, hai trường đào tạo công nhân ở nước ta là Trường Cao đẳng Kỹ thuật may Gia Lâm (Hà Nội) và Trường đào tạo công nhân may Thủ Đức (TP.HCM) mỗi năm chỉ đào tạo được khoảng 1.200 công nhân may. Trong khi đó, với quy hoạch phát triển ngành may từ nay đến năm 2005, để đạt được kim ngạch xuất khẩu từ 4 - 4,5 tỷ USD, ngành dệt may sẽ cần thêm khoảng 800.000 lao động và 6.000 cán bộ kỹ thuật. Đến thời điểm này, đây vẫn là một câu hỏi lớn.
Bên cạnh việc có quá ít công nhân được đào tạo, nhưng việc nâng cao chất lượng đào tạo vẫn chưa được chú ý. Học viên sau khi ra trường còn phải mất một thời gian dài mới có thể sử dụng thành thạo các dây chuyền may công nghiệp. Nguyên nhân chính của tình trạng này là các trường dạy nghề may còn thiếu sự đầu tư cho các trang thiết bị hiện đại, khả năng tiếp thu công nghệ mới còn kém. Qua các hội chợ việc làm được tổ chức vào thời gian gần đây tại Hà Nội và TP.HCM, nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp may mặc lên đến hàng nghìn người, cả công nhân có tay nghề cao lẫn cán bộ kỹ thuật, nhưng số người đáp ứng được các yêu cầu do doanh nghiệp đưa ra quá ít.
Thiếu nguồn nhân lực, ngành Dệt-May đang phải đứng trước một thách thức lớn, nhất là đối với các doanh nghiệp may mắn ký được hợp đồng xuất khẩu với các bạn hàng nước ngoài. Không tuyển được người làm, nhiều dây chuyền công nghệ mới được đầu tư phải nằm "đắp chiếu". Mặc dù đơn đặt hàng từ nước ngoài tương đối nhiều nhưng hầu như các doanh nghiệp không dám nhận thêm do khó khăn về lao động. Điển hình như ở Công ty May Việt Tiến, với 17 dây chuyền mới được đầu tư, dự kiến năm 2003 sẽ xuất sang Mỹ khoảng 1-1,5 triệu sản phẩm. Tuy vậy, đến thời điểm này chỉ mới thực hiện được hơn một nửa hợp đồng, và công ty vẫn không thể tuyển đủ số công nhân để đưa số dây chuyền mới vào hoạt động.
Một số nơi đã xảy ra tình trạng "tranh giành" công nhân giữa các doanh nghiệp. Do sự thúc bách của hợp đồng đã ký, có doanh nghiệp tung những "miếng mồi" hấp dẫn như chính sách đãi ngộ tốt, lương cao… nhằm kéo công nhân từ các doanh nghiệp khác. Một số doanh nghiệp có vẻ "tiên phong" hơn, lập cơ sở đào tạo ngay tại doanh nghiệp để tận dụng trang thiết bị hiện đại và về các địa phương trực tiếp tuyển. Cũng không ít chuyện cười ra nước mắt trong quá trình tuyển trực tiếp thế này. Nhiều địa phương, doanh nghiệp hầu như không tuyển được ai. Hoá ra, người lao động hứng chịu quá nhiều bài học đắng cay về sự lừa lọc của cơ sở tuyển dụng. Chiến lược phát triển ngành May, rõ ràng, phải thực hiện đồng thời trên cả ba mặt trận. Thứ nhất, cần sớm cụ thể hoá các bước đầu tư đã vạch sẵn cho việc nâng cấp các cơ sở dạy nghề. Thứ hai, doanh nghiệp không thể ngồi yên chờ "chết" mà vẫn phải tiếp tục đổi mới công nghệ, giữ vững và tìm kiếm thị trường mới. Đặc biệt, phải tự xây dựng hình ảnh tốt đẹp, củng cố chữ tín trong xã hội. Thứ ba, kết hợp với các cơ quan truyền thông thực hiện các chiến dịch tuyên truyền rộng khắp ®Ó động viên khuyến khích người lao động, trước mắt là những người trong số 200.000 lao động dôi dư do sắp xếp lại doanh nghiệp từ nay đến năm 2005, đăng ký tham gia các trường dạy nghề may.
Để xảy ra tình trạng vừa thiếu, vừa thừa nhân lực như hiện nay, đã đến lúc cần quy trách nhiệm cho các cá nhân cụ thể chứ không thể chỉ phê bình chung chung. Từng tốn quá nhiều tiền để chuyển chức năng dạy nghề từ bộ này sang bộ nọ, mất quá nhiều kinh phí để đầu tư thiết bị cho dạy nghề. Đến đến nay, trang thiết bị dạy nghề ở đâu cũng bị chê là lạc hậu. Thử hỏi các công trình nghiên cứu được bảo là hay, các nguồn kinh phí rót không phải là ít, tất thảy đi đâu?
Trường nghề ngày càng vắng vẻ
Trong khi DN "kêu gào" vì tuyển mãi không được CNKT thì các trường nghề (Tp Hå ChÝ Minh) lại "than vắn thở dài" bởi cánh cửa trường nghề luôn rộng mở, nhưng vẫn không thu hút được người học. Mùa tuyển sinh đào tạo nghề năm nay đang ở thời kỳ cao điểm nhưng lại có nhiều dấu hiệu đáng buồn hơn năm trước. Đến ngày 10-8-2003, Trường Trung học (TH) Kỹ thuật Nông nghiệp mới nhận được khoảng 20 hồ sơ trên chỉ tiêu là 150, TH Công nghiệp TP: 120/1.400, CNKT TP: 200/850... So với thời điểm này năm trước các trường đã nhận được gấp đôi lượng hồ sơ. Tại kỳ tuyển sinh 2002-2003, vì không có người học, nhiều trường đã phải đóng cửa một số nghề: nghề mộc và trang trí nội thất của Trường CNKT Củ Chi; nuôi trồng thủy sản, thủy thủ tàu cá của Trường TH Kỹ thuật - Nghiệp vụ (KT-NV) Thủy sản 2; nuôi trồng thủy sản, chế biến thủy sản, làm vườn và cây cảnh của TH Kỹ thuật Nông nghiệp; sửa chữa cơ khí, hàn, vỏ tàu của Kỹ thuật Hàng Giang 2; thuyền máy trưởng tàu sông của TH Giao thông Công chính... Ngành mộc và đúc của Trường Kỹ thuật Cao Thắng, trắc địa công trình của Trường KT-NV Xây dựng... cũng cùng chung số phận.
Còn trống hàng nghìn chỗ làm ở các doanh nghiệp
Kết quả điều tra khá bất ngờ do Bộ LĐTB&XH đưa ra mới đây cho thấy, trong khi tình trạng thất nghiệp và nhu cầu tìm việc làm của các bạn trẻ rất lớn, thì tại các doanh nghiệp hàng nghìn chỗ làm còn bỏ trống.
Mới thu thập thông tin ở 503 doanh nghiệp trong số hàng chục ngàn doanh nghiệp đang hoạt động, đã có 2.128 vị trí làm việc còn trống, những vị trí mà doanh nghiệp cần tuyển nhưng chưa tuyển được. Nếu tính cả chỗ trống mà doanh nghiệp không thể tuyển được do người lao động không có khả năng tài chính thì còn lớn hơn nhiều. . Được biết, vốn sản xuất kinh doanh trên mỗi lao động trung bình là 100 triệu đồng.
Cơ hội tìm việc quá... mỏng manh ®èi víi sinh viên mới tốt nghiệp ra trường:
Thời điểm cuối tháng 8-2003, sinh viên mới tốt nghiệp ra trường ở Tp HCM khoảng trên 30.000 người, nhưng số người tìm được việc làm thì lại quá ít. Từ nay đến cuối năm, thị trường lao động ở thành phố cần tuyển dụng nhiều lao động chất xám, lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, đặc biệt là các chức danh quản lý, trưởng, phó phòng. Cơ hội thì nhiều, nhưng sinh viên mới ra trường rất khó lòng chen chân vào đây?
Trong số 9.000 lao động đã có việc làm trong 3 ngày vừa qua tại hội chợ, 1876 lao động có trình độ đại học, cao đẳng trở lên. Điều đáng nói, trong số này có nhiều sinh viên chấp nhận làm những công việc thời vụ như tiếp thị bán hàng, khai thác thị trường, bán bảo hiểm nhân thọ?. Giải thích lý do vì sao công ty không thích tuyển sinh viên mới ra trường, bà Mỹ Dung, Công ty TNHH Việt Ên nói: "Chúng tôi cần tuyển những chức danh quản lý, kỹ sư có kinh nghiệm nhưng đến hội chợ chủ yếu là sinh viên mới ra trường, chưa có kinh nghiệm. Chưa kể nhiều bạn trẻ còn có tâm lý kén chọn, hay thay đổi chỗ làm, vì thế chúng tôi rất cân nhắc trong tuyển dụng.". Nhiều nhà tuyển dụng còn than rằng, nhiều cử nhân, kỹ sư mới ra trường thiếu nhiệt huyết làm việc, và ngại đi làm ở những nơi xa.
Tuy nhiên, có ý kiến khác hẳn: "Các doanh nghiệp, đơn vị tuyển dụng không nên quá coi trọng các khiếm khuyết của sinh viên mà ngại tuyển dụng họ, bởi lẽ đây là thực tế chung của xã hội. Doanh nghiệp nên tạo cơ hội cho lực lượng này phát huy năng lực làm việc và cống hiến cho xã hội". Có một thực tế là do không định hướng được nghề nghiệp tương lai cũng như sở trường riêng nên nhiều cử nhân, kỹ sư không xác định được mình thích làm gì và phù hợp với công việc gì. Số lao động dạng này thường dễ dàng trong chọn việc nhưng khi vào làm lại hay có tư tưởng chán nản, bỏ việc. Hệ quả là nhà tuyển dụng ngại nhận sinh viên mới ra trường, người lao động thì thay chỗ làm như "thay áo".
Tình trạng nhiều người trong độ tuổi lao động không có việc làm là do:
Trước hết là vì cơ hội việc làm không tăng nhanh bằng số người tìm việc. Thứ hai, trình độ của những người đi xin việc không đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động. Kết quả cuộc điều tra do Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) tại Việt Nam tiến hành trong số thanh niên mới tốt nghiệp ĐH và các trường dạy nghề cho thấy sự "khập khiễng" rất lớn giữa yêu cầu của nhà tuyển dụng với kiến thức được đào tạo ở trường. Mặc dù tay nghề của lực lượng lao động nói chung có tiến bộ rõ rệt trong những năm gần đây, nhng những kiến thức trên ghế nhà trường vẫn chưa thể đáp ứng được yêu cầu của các nhà tuyển dụng. Thứ ba, việc cơ cấu lại các doanh nghiệp nhà nước cũng như cuộc cạnh tranh gay gắt giữa các DN đòi hỏi phải tiến hành hợp lý hoá và cắt giảm lao động.
Một nguyên nhân nữa là việc thiếu kinh phí đang là hạn chế lớn làm giảm chất lượng đào tạo nghề, bởi trong nhiều năm qua, hoạt động đào tạo nghề chủ yếu dựa vào ngân sách nhà nước
Tuy nhiên, tổng số kinh phí trên chỉ đáp ứng được một phần rất nhỏ đảm bảo cho hoạt động đào tạo nghề. Điều này đã đặt các trường dạy nghề vào khó khăn, làm sao để nâng cao chất lượng dạy nghề trên nền của một cơ sở vật chất kỹ thuật lạc hậu và tiềm năng tài chính kém?
Theo thống kê của Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội, hiện nay tổng số giáo viên dạy nghề của các trường dạy nghề khoảng 7.500 người. Trong khi đó, với kế hoạch tuyển sinh gần 1,1 triệu chỉ tiêu trong năm nay, sẽ cần khoảng gần 17.000 giáo viên, trong đó nhu cầu giáo viên cho hệ đào tạo nghề dài hạn khoảng 8.840 người. Do số giáo viên dạy nghề thiếu như trên, nên tỷ lệ học sinh/giáo viên dạy nghề đang là 28/1. Với tỷ lệ này, rất nhiều lớp đào tạo nghề đang được tổ chức theo kiểu lấy số lượng làm chính, mà ít quan tâm tới việc học viên sau khi tốt nghiệp có khả năng làm việc hay không. Bên cạnh đó, hiện nay chỉ có 63,6% tổng số giáo viên đạt chuẩn theo quy định của Luật Giáo dục. Nguyên nhân chính là do có một số lượng lớn giáo viên tốt nghiệp các trường trung học chuyên nghiệp và các trường đào tạo công nhân kỹ thuật được nhận vào giảng dạy ở các trường dạy nghề, mà không qua thời gian công tác thực tế.
Một số trường dạy nghề có “uy tín, chất lượng” theo tiêu chuẩn “nội địa” do muốn tăng số l ượng tuyển sinh và cho “bằng chị bằng em” nên đã và đang “lột xác” thành các trường Cao đẳng và Đại học. Thật là đáng buồn
Biện pháp tháo gỡ cho “khập khiễng” nguồn nhân lực
Các chuyên gia của LHQ cho rằng, khả năng đáp ứng các yêu cầu về tuyển dụng là giải pháp hàng đầu trong chính sách tạo việc làm cho thanh niên. Theo LHQ, thanh niên Việt Nam không thể đương đầu với những thách thức của ngày mai bằng kiến thức của ngày hôm qua. Bà Rosemarie Greve - GĐ Văn phòng ILO tại Việt Nam cho rằng muốn tăng tỷ lệ thanh niên được tuyển dụng, cần có sự phối hợp ăn ý giữa nhà tuyển dụng và các cơ quan của chính phủ, cơ sở đào tạo. Tăng cường chia sẻ thông tin về thị trường lao động (cả về cung và cầu), sẽ giúp các cơ sở đào tạo chuẩn bị tốt hơn cho SV bước vào thị trường lao động ngày càng khắc nghiệt.
Khuyến nghị thứ hai là tạo cơ hội bình đẳng cho mọi thanh niên, nam cũng như nữ. Theo số liệu mới đây của Bộ LĐTB&XH, tỷ lệ thất nghiệp trong nữ thanh niên cao hơn hẳn so với nam thanh niên, chiếm tới 7,1% ở nông thôn và 13,1% ở đô thị. Nữ thanh niên cần được tạo mọi cơ hội về việc làm, chứ không chỉ bó hẹp trong phạm vi các ngành nghề được trả lương thấp hay các ngành nghề truyền thống. Ngoài ra, cần tạo điều kiện dễ dàng để khởi sự và vận hành DN nhằm tạo việc làm nhiều hơn cùng với khuyến khích tự tạo việc làm. Gần 60.000 công ty tư nhân cung cấp 1,3 - 1,5 triệu việc làm mới kể từ khi Luật Doanh nghiệp ra đời. Tuy nhiên, hầu hết những doanh nghiệp mới này tập trung ở các thành phố lớn. Vì vậy cần quan tâm thực hiện đầy đủ Luật Doanh nghiệp ở các tỉnh nhằm đảm bảo phân bổ việc làm một cách cân đối hơn giữa các tỉnh thành./.