Không gì khổ bằng ở trọ!
Nhiều công nhân khi được hỏi đã phải thốt lên như vậy! Chúng tôi đến thôn Bầu (xã Kim Chung, huyện Đông Anh) - nơi tập trung khá nhiều lao động các tỉnh đến thuê trọ, trong đó lượng lớn là nữ công nhân. Khác xa với sự phát triển hoành tráng của khu công nghiệp Thăng Long là những dãy trọ tạm bợ do người dân tự xây cho thuê.
Gặp chị Nhàn (Công ty TNHH Hoya) khi chị vừa tan ca. Vừa tranh thủ chuẩn bị bữa cơm chiều, chị tâm sự: Phòng trọ bé chỉ khoảng hơn chục mét vuông vừa đủ kê được một chiếc giường, một tủ quần áo nhỏ và một bếp gas để nấu nướng, nhưng giá thuê đã hơn 600.000 đồng/tháng, thêm tiền điện nước giá cũng đội lên gần 800.000 đồng/tháng. Những phòng trọ này tuy không tiện nghi, nhưng với thu nhập bình quân chỉ gần 4 triệu đồng/người/tháng thì chúng tôi cũng không quá yêu cầu cao về chỗ ở nhằm tiết giảm tối đa các chi phí. Chỉ khổ những ngày trời nồm, hay nắng nóng, mưa bão, căn nhà đã chật hẹp, hết ngập rồi lại dột, ẩm thấp, oi bức kinh khủng. - chị Nhàn tâm sự thêm.
Ở chật là một chuyện, nhưng nó còn kéo theo nhiều bất tiện khác, nhất là đối với những lao động đã có gia đình. Chị Hương ( Công ty Canon) cho biết: Cả hai vợ chồng đều làm công nhân nên phòng trọ tối cũng chỉ là nơi ngả lưng. Nhưng từ khi có con nhỏ, không gian sinh hoạt trở nên ngột ngạt, nhất là những ngày nắng nóng đỉnh điểm của mùa hè. Vì thế, tôi đành phải gửi con về quê nhờ ông bà trông giúp. Nếu để con trên này sẽ phải thuê căn hộ rộng hơn kéo theo tăng sinh hoạt phí.
Điều kiện sống sinh hoạt ẩm thấp, thiếu thốnTheo ghi nhận của chúng tôi, hầu hết các phòng trọ tại thôn Bầu đều rất hẹp, chỉ ít phòng có diện tích được hơn chục mét vuông, còn lại chỉ từ 6 - 8 mét vuông. Đa số các phòng được lợp mái proximang tạm bợ, công trình phụ dùng chung. Bù lại, giá phòng khá bình dân, hợp với thu nhập của hầu hết công nhân. Song với điều kiện ở chật chội, thiếu thốn như vậy thật khó để bảo đảm sức khỏe cho công nhân lao động sản xuất, nhất là với tính chất công việc luôn phải tăng ca, thậm chí làm đêm...
Cung chưa đáp ứng cầu
Theo Bộ Xây dựng, cả nước mới giải quyết được gần 500.000 chỗ ở cho công nhân và người có thu nhập thấp. Tại Khu công nghiệp Thăng Long, khu nhà ở dành cho công nhân tại đây được đánh giá là đáp ứng được nhiều nhất cho các cán bộ khu công nghiệp, nhưng thực tế mới chỉ đáp ứng được 10.000/60.000 lao động tại đây. Có một nghịch lý, tại khu nhà này vẫn trống 20% diện tích trong khi công nhân còn rất nhiều nhu cầu vào thuê trọ.
Ông Trần Anh Dũng - Phụ trách Phòng Quản lý (Xí nghiệp Quản lý và phát triển nhà ở xã hội Bắc Thăng Long) lý giải việc còn tồn khoảng hơn 20% diện tích nhà ở xã hội thuộc giai đoạn 1 và 75% diện tích nhà ở trong giai đoạn 2 chưa đưa vào sử dụng do một số bất cập về thiết kế nên đến nay, xí nghiệp mới đưa vào khai thác và sử dụng 112 căn hộ tại tòa CT1A, 3 tòa còn lại vẫn chờ phê duyệt giá thuê nhà và giá dịch vụ. Ngoài ra, để giải quyết nhu cầu nhà trọ của các hộ gia đình, Xí nghiệp Quản lý nhà đã xin thành phố cho phép chuyển đổi mục đích từ cho thuê hộ đơn thân sang cho hộ gia đình thuê, nhưng đang gặp bất cập về giá.
Một góc khu nhà ở cho công nhân khu công nghiệp Thăng LongViệc cải thiện chỗ ở cho người lao động nhất là công nhân trong các khu
công nghiệp không còn là câu chuyện riêng của khu công nghiệp Thăng Long, mà còn của rất nhiều khu công nghiệp khác trên cả nước. Không phủ nhận thời gian qua, Nhà nước đã ban hành nhiều cơ chế,
chính sách về nhà ở nhất là chính sách khuyến khích phát triển nhà ở cho người
lao động nhưng thực tế cung chưa đáp ứng cầu , và nhà ở vẫn là nỗi lo lớn của người lao đon ở các khu công nghiệp .