Công ty CP Cơ khí và Thiết bị áp lực – Sáng tạo trong lao động

Năm 2013, Công ty CP Cơ khí và Thiết bị áp lực là một trong những đơn vị của Tổng công ty CN mỏ Việt Bắc (VVMI) liên tục trong 3 năm liền được đón nhận cờ thi đua của Tổng công ty về việc hoàn thành c

So với cùng kỳ, tổng doanh thu vượt 5,76%; lương bình quân tăng 3,26% và lợi nhuận tăng 1,67. Để có được những con số khá ấn tượng đó, tinh thần sáng tạo trong lao động của CBNV-LĐ là yếu tố góp phần tạo nên thành công của Công ty.

Giám đốc Đỗ Huy Hùng cho biết, đẩy mạnh phong trào sáng kiến cải tiến kỹ thuật là một trong những giải pháp trọng tâm của Công ty CP Cơ khí và Thiết bị áp lực nhằm góp phần mang lại hiệu quả cao trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Thời gian qua, phong trào này đã thực sự mang lại những giá trị làm lợi và thực sự là động lực để cán bộ, công nhân, lao động ngày càng lao động hăng say và sáng tạo hơn.

Gia công cơ khí hầm lò là lĩnh vực cốt lõi của Công ty

Qua phong trào này, người lao động đã phát huy quyền làm chủ tập thể, tích cực tìm tòi, sáng tạo và đề xuất những sáng kiến, hợp lý hóa đưa vào áp dụng trong hoạt động quản lý và sản xuất kinh doanh. Năm 2013, toàn Công ty đã có 13 sáng kiến được ứng dụng trong sản xuất, giá trị làm lợi trên 205 triệu đồng. Tiêu biểu như: Sáng kiến Lập quy trình thiết kế đồ Gá cầu máng cào: tạo thu nhập cho người lao động của Phó giám đốc Phạm Công Lộc; Thiết kế một số hệ thống lọc nước dập bụi của Phó Giám đốc Nguyễn Hữu Toàn; Thay bộ Silanh giữa máy trấn mép tô của kỹ sư Nguyễn Trung Đoàn; Sửa chữa đồ gá uốn ống để sửa chữa nồi hơi đốt củi của kỹ sư Nguyễn Hoàng Hà; Cải tiến biện pháp hợp lý hóa phương pháp nâng dầm bằng phương pháp palăng (tời) trong điều kiện vẫn sản xuất bình thường tại giếng nghiêng Công ty Vàng Danh của nhóm kỹ sư Trần Ngọc Anh...

Năm 2014, dự báo vẫn tiếp tục khó khăn, với việc Tập đoàn tiếp tục tái cơ cấu chuyển đổi doanh nghiệp, một số đơn vị đang là thị trường tiêu thụ sản phẩm lớn của Công ty có thể sẽ tách ra khỏi Tập đoàn và không nằm trong kế hoạch phối hợp kinh doanh. Bên cạnh đó, thị trường tiêu thụ một số sản phẩm như gông lò sẽ có sự cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn. Vì thế, để duy trì được sản xuất và ổn định thị trường cần phải tiếp tục tăng cường công tác quản lý, tiết giảm chi phí, nhằm hạ giá thành sản phẩm để tăng tính cạnh tranh trên thị trường. Đặc biệt, phát huy tính sáng tạo trong lao động của từng CBNV-LĐ nghiên cứu cải tiến và tạo ra sản phẩm mới để mở rộng thị trường nhằm duy trì sản xuất.

LH