Để hiểu hơn về quá trình thực hiện chuyển đổi số của PC Ninh Thuận đã góp phần xây dựng thành công Chính quyền điện tử, hướng tới chính quyền số của tỉnh Ninh Thuận thời gian qua như thế nào. Phóng viên Tạp chí Công Thương đã có cuộc trao đổi với Ông Đỗ Nguyên Hưng - Giám đốc PC Ninh Thuận để hiểu hơn về quá trình thực hiện trên.
PV: Xin ông cho biết mục tiêu Chuyển đổi số của Công ty Điện lực Ninh Thuận nhằm nâng cao suất lao động, hiệu quả sản xuất kinh doanh và mang lại lợi ích tối ưu cho khách hàng.
Ông Đỗ Nguyên Hưng: Mục tiêu Chuyển đổi số của PC Ninh Thuận là bám sát định hướng chung của Tổng công ty Điện lực miền Nam, và xác định rõ mục tiêu ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT), viễn thông dùng riêng (VTDR) để cải tiến phương thức điều hành quản trị doanh nghiệp, tăng hiệu quả sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khách hàng nhằm xác định được lộ trình, cơ cấu nguồn lực đáp ứng mục tiêu phân bổ nguồn lực hợp lý để thực hiện mục tiêu đề ra.
Từ đó, PC Ninh Thuận hướng tới là một doanh nghiệp số, lấy khách hàng/người sử dụng dịch vụ điện làm trung tâm, cung cấp các dịch vụ trực tuyến minh bạch, ứng dụng mạnh mẽ CNTT để điện tử hóa các quy trình trong nội bộ và các giao dịch với khách hàng/đối tác.
Cùng với đó, nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng trong lĩnh vực kinh doanh điện năng. Nâng cao năng lực quản lý dự án trong lĩnh vực đầu tư xây dựng. Nâng cao năng lực quản trị nội bộ, gồm lĩnh vực Quản trị Nhân sự, Quản trị văn phòng, Tài chính kế toán…v.v. Nâng cao năng lực hạ tầng viễn thông, ứng dụng các nền tảng công nghệ số trong khai thác và triển khai các dịch vụ ứng dụng CNTT.
Triển khai thành công các ứng dụng dùng chung có tính liên kết, tích hợp trục liên thông của Tổng công ty Điện lực miền Nam theo lộ trình, tiến độ, đồng thời nghiên cứu xây dựng phát triển các phần mềm đặc thù, chú trọng trên nền tảng ứng dụng di động đáp ứng mục tiêu chuyển đổi số của PC Ninh Thuận. Hoàn thiện hệ thống giám sát tổng thể toàn diện hạ tầng hệ thống CNTT, VTDR trong toàn Công ty làm công cụ nâng cao năng lực của công tác tham mưu quản lý điều hành về ứng dụng, phát triển khoa học công nghệ.
Tiếp tục hoàn thiện hạ tầng CNTT và VTDR, đảm bảo an toàn, an ninh thông tin các cấp đáp ứng tính sẵn sàng cho lộ trình chuyển đổi số giai đoạn 2021-2022. Đào tạo phát triển đội ngũ chuyên gia CNTT, ATTT chất lượng cao, làm chủ trong công tác vận hành, triển khai các ứng dụng, tiến tới làm chủ về công nghệ.
PV: Việc thực hiện chuyển đổi số đã mang lại lợi ích gì cho PC Ninh Thuận? Trong quá trình triển khai thực hiện, có khó khăn vướng mắc gì?
Ông Đỗ Nguyên Hưng: Chuyển đổi số mang lại nhiều lợi ích như cắt giảm chi phí vận hành, tiếp cận được nhiều khách hàng hơn trong thời gian dài hơn, lãnh đạo ra quyết định nhanh chóng và chính xác hơn nhờ hệ thống báo cáo thông suốt kịp thời. Qua đó, hiệu quả hoạt động và tính cạnh tranh của tổ chức, doanh nghiệp được nâng cao.
Bên cạnh đó, quá trình triển khai thực hiện cũng gặp một số khó khăn, vướng mắc như là: Các dự án, giải pháp về chuyển đổi số đòi hỏi nguồn lực lớn về tài chính, nhân lực,… Do đó PC Ninh Thuận gặp không ít khó khăn khi bố trí, cân đối các nguồn lực để triển khai. Một số giải pháp chuyển đổi số yêu cầu kiến thức chuyên sâu trong lĩnh vực hẹp hoặc cần phải được thử nghiệm, thí điểm trước khi áp dụng rộng rãi cũng là các trở ngại trong quá trình triển khai.
PV: Nhờ triển khai hiệu quả “Kế hoạch Chuyển đổi số giai đoạn 2021 – 2025” mà Công ty đã ban hành. Vậy xin Ông chia sẻ một số thành tựu quan trọng đã đạt được của Công ty Điện lực Ninh Thuận trong thời gian qua.
Ông Đỗ Nguyên Hưng: Trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, chuyển đổi số là xu hướng tất yếu của các doanh nghiệp. PC Ninh Thuận cũng đã nhanh chóng nắm bắt xu hướng phát triển này. Đồng thời, bám sát định hướng chung của Tổng công ty Điện lực miền Nam, PC Ninh Thuận đã ban hành “Kế hoạch Chuyển đổi số giai đoạn 2021 – 2025”. Từ đó, nhờ triển khai hiệu quả kế hoạch trên PC Ninh Thuận đã đạt được các thành tựu bước đầu như.
100% CBCNV có chức trách, nhiệm vụ được cấp chữ ký số và được áp dụng trong các ứng dụng/giao dịch quản lý nội bộ, lĩnh vực văn phòng có 90% quy trình nghiệp vụ không sử dụng giấy tờ. Các dịch vụ điện được cung cấp trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp tiếp cận các dịch vụ điện. Qua đó, góp phần tiết kiệm chi phí và thời gian, làm hài lòng cho khách hàng sử dụng điện.
Ngoài ra, tất cả hồ sơ thiết bị hệ thống điện trung, hạ áp được số hóa đảm bảo vận hành lưới điện an toàn, hiệu quả. Ứng dụng nhật ký công trình điện tử và áp dụng chữ ký số trong công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng. Ha ̣tầng viễn thông dùng riêng và công nghệ thông tin được hoàn thiện. Việc ứng dụng mạnh mẽ các phần mềm dùng chung trong công tác điều hành, quản trị doanh nghiệp đã nâng cao năng suất lao động, tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả hoạt động của Công ty.
PV: Trân trọng cảm ơn ông!