Khán đài trống không vì đại dịch
Sự lan rộng của dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 đã ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động sân cỏ của quốc gia có nền bóng đá phát triển bậc nhất thế giới. Hiện tại, Ý là được xem là tâm dịch Covid-19 của châu Âu, với hơn 1.688 ca nhiễm và 34 ca tử vong. Sân cỏ nước Ý đang thực sự khủng hoảng vì đại dịch khi mới đây, ngoài King Udoh, có thêm 3 cầu thủ đang thi đấu cho CLB Pianese ở Series C, bị phát hiện dương tính với virus corona. Hiện, toàn bộ cầu thủ của đội bóng đã bị cách li.
Trước tình hình dịch bệnh lan nhanh, giới chức Ý đã phải tuyên bố hủy 42 trận đấu bóng đá trong nước, trong đó có 4 trận Serie A. Không chỉ các trận quốc nội, trận lượt về vòng loại trực tiếp vào 28/2 giữa Inter Milan và Ludogorets tại tại sân San Siro trong khuôn khổ Europa League cũng được tổ chức kín nhằm hạn chế các cuộc tụ họp đông người.
Trận đấu với giữa Inter Milan và Ludogorets được cho là trận bóng đá đầu tiên tại châu Âu phải diễn ra mà không có khán giả vì khủng hoảng dịch bệnh toàn cầu. Thông thường các trận đấu kín như vậy là hình phạt cho các CLB vì hành vi bạo lực hoặc phân biệt chủng tộc.
Inter Milan, CLB thuộc sở hữu của một công ty Trung Quốc, hiện nằm trong vùng tâm dịch đã thực hiện các bước để giảm thiểu rủi ro cho các nhân viên. CLB đã yêu cầu các nhân viên làm các công việc đơn giản làm việc tại nhà, đồng thời mua khẩu trang và nước diệt khuẩn cho các nhân viên làm việc tại trụ sở của CLB.
Các nước châu Âu khác hiện đang cân nhắc hoãn các trận đấu. Tại Pháp, chính quyền cảnh báo các CLB phải thận trọng trong các trận đấu làm khách trên đất Ý, tâm dịch của châu Âu.
Châu Á - hoãn vô thời hạn lịch thi đấu
Châu Á là châu lục chịu ảnh hưởng nhiều nhất bởi đại dịch COVID-19. Hiện lịch thi đấu bóng đá bị ảnh hưởng nhiều nhất kể từ khi COVID-19 bắt đầu lây lan. Khi dịch bùng phát ở Trung Quốc, Liên đoàn bóng đá châu Á đã tuyên bố các trận đấu trong liên quan đến đội Trung Quốc sẽ không được tổ chức đúng lịch và các trận đấu sẽ được tổ chức lại khi điều kiện cho phép.
Tại Trung Quốc, ổ dịch lớn nhất thế giới với 77.100 nhiễm bệnh 2.600 tử vong, giới chức đã quyết định trì hoãn khai mạc mùa bóng 2020 trong nhiều tháng. Không chỉ hoãn lịch thi đấu trong nước, các cầu thủ đang đi tập huấn nước ngoài đang phải đối mặt với tình trạng bị cách li tại khách sạn. Đội bóng đá nữ Trung Quốc, bị cách ly trong một khách sạn ở Úc, buộc phải tập tập luyện trên hành lang khách sạn, trước khi được các trận đấu vòng loại Olympic được tổ chức lại.
Afshin Ghotbi, HLV CLB Thạch Gia Trang Ever Bright, đội bóng mới lên hạng Chinese Super League vào đầu tháng 11/2019 cho biết, cả đội bóng đang háo hức chờ đợi mùa bóng mới, nhưng không ngờ rằng, đến nay, sau bốn tháng, Chinese Super League vẫn chưa biết ngày khai mạc.
Hiện Thạch Gia Trang Ever Bright đang có chuyến tập huấn tại Trung Đông và chỉ biết đếm thời gian trôi trong các sân vận động trống ở Abu Dhabi. Lãnh đạo của CLB cho biết họ sẽ không được chơi bóng cho đến tháng 5 hoặc thậm chí không được phép trở lại Trung Quốc trước 15/3 bởi dịch bệnh đang hoành hành. Đây là thử thách cho các cầu thủ khi phải xa đình trong hoàn cảnh bị cách li.
Không chỉ Trung Quốc, các nước Đông Á khác đang phải chịu thách thức tương tự.
Tại Nhật Bản, Giải bóng đá J-League đã bị trì hoãn vì những lo ngại về sự lây lan của COVID-19 trong thời gian gần đây. Các quan chức chính phủ tuyên bố sẽ không có giải đấu nào diễn ra cho đến giữa tháng 3, khi tình hình dịch bệnh được kiểm soát.
Ghotbi, cựu huấn luyện viên trưởng của đội tuyển quốc gia Iran, hiện là HLV CLB Shimizu S-Pulse của Nhật Bản cho biết, để giữ thể chất và tinh thần cho các cầu thủ trong khi chờ đợi giải đấu được tổ chức lại, các cầu thủ và HLV đã tạo ra các hoạt động nhằm duy trì tinh thần và thể chất. Thậm chí ngay cả việc thay đổi khách sạn nhằm thay đổi không khí cho cầu thủ.
Cũng như Nhật Bản, Hàn Quốc, nơi số lượng ca nhiễm virus đường hô hấp cấp được xác nhận là gần 4,212 vào 2/3 và số người nhiễm tăng hàng đêm, đã hoãn lại vô thời hạn các trận đấu trong nước.
Nỗi lo COVID-19 lan rộng chi phối sân cỏ toàn cầu. Các giải đấu của FIFA và AFC cũng không là ngoại lệ khi nhiều trận đấu đã bị hoãn hoặc được điều chỉnh về thời điểm tổ chức. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, AFC chưa có thông báo nào gửi tới các Liên đoàn thành viên về việc điều chỉnh kế hoạch tổ chức các trận đấu trong khuôn khổ vòng loại World Cup 2022 khu vực châu Á, sẽ diễn ra trong tháng 3.
Sau cuộc họp khẩn cấp tại Kuala Lumpur vào ngày 4 tháng 2, AFC quyết định sắp xếp lại lịch đấu cho nhóm đầu tiên gồm ba đội bóng Trung Quốc là Quảng Châu Evergrande và hai đội từ Thượng Hải. Điều đó có nghĩa là họ sẽ phải chơi tất cả sáu trận ở vòng bảng từ ngày 7 tháng 4 đến 27 tháng 5.
Iran, nơi được ghi nhận là có số người chết vì virus Covi -19 là 210 người tính đến ngày 2/3 và được khuyến cao có thể tăng lên 10.000 và 15.000 người đã khiến kế hoạch tổ chức giải đấu trở nên khó khăn.
Sự lây lan của virus Covi -19 là mối quan tâm hàng đầu hiện nay trên phạm vi toàn cầu, ngay cả ở những nơi virus chưa lan rộng. Manchester United, CLB giàu có của nước Anh đang lo lắng vì đại dịch đang hoành hành tại châu Á sẽ ảnh hưởng đến tham vọng tài chính của câu lạc bộ hàng tỷ đô la này.