Lần đầu tiên trong vòng 9 năm qua, quy mô vốn trung bình của doanh nghiệp đã tăng đến mức cao nhất,
trung bình là 15,1 tỷ đồng, gấp đôi so với quy mô năm 2006. Bên cạnh đó, tỷ lệ doanh nghiệp tuyển
dụng thêm lao động cũng tăng gần gấp đôi (11,5%) so với mức chạm đáy của năm 2012 và 2013.
Thông tin trên được ông Đậu Anh Tuấn - Trưởng ban Pháp chế, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam
(VCCI) công bố tại Lễ công bố Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI 2014, ngày 16/4 tại Hà
Nội.
Báo cáo PCI 2014 thực hiện điều tra chia sẻ những cảm nhận về môi trường kinh doanh của 9.859 doanh
nghiệp dân doanh và 1.491 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) tại các tỉnh, thành phố của
Việt Nam.
Ngoài ra, Báo cáo PCI năm nay cũng công bố những đánh giá của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
về môi trường kinh doanh tại Việt Nam, đánh giá của doanh nghiệp Việt Nam về cơ hội và thách thức
từ Hiệp định đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP).
Theo báo cáo, Đà Nẵng tiếp tục giữ vị trí quán quân của bảng xếp hạng PCI với số điểm 66,87 trên
thang 100 điểm. Thành công này có được nhờ vào việc chính quyền Thành phố đã có những hoạt động
thiết thực tạo môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp, thông qua chương trình "Năm doanh nghiệp Đà
Nẵng 2014".
Các vị trí kế tiếp là Đồng Tháp (65,28 điểm) và Lào Cai (64,67 điểm), hai gương mặt quen thuộc
trong nhóm đầu của bảng xếp hạng hàng năm. Năm 2014, cả hai tỉnh trên đều có những sáng kiến cải
cách độc đáo, cụ thể Đồng Tháp luôn coi doanh nghiệp là bạn đồng hành trong phát triển kinh tế-xã
hội của địa phương, bên cạnh đó Lào Cai lại có sáng kiến xây dựng Bộ chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp
huyện, thành phố nhằm tiếp thu những ý kiến phản hồi của doanh nghiệp về chất lượng điều hành của
các cấp chính quyền địa phương.
Đáng chú ý, đây là lần đầu tiên trong 10 năm công bố chỉ số PCI, Thành phố Hồ Chí Minh đã chính
thức góp mặt trong nhóm 5 tỉnh, thành phố có chất lượng điều hành tốt nhất cả nước. Bên cạnh đó với
sự năng động của mình, Quảng Ninh đã khẳng định vị trí trong nhóm 5 tại năm thứ hai liên
tiếp.
Các vị trí tiếp theo trong nhóm 10 là các tỉnh Vĩnh Phúc, Long An, Thái Nguyên, Kiên Giang và Bắc
Ninh.
Đặc biệt, Báo cáo năm nay ghi nhận sự tăng hạng vượt bậc của Tuyên Quang từ vị trí chót bảng 63
(PCI 2103) lên mức 50 ( 55,2 điểm), với công tác điều hành được cải thiện nhờ các nỗ lực tăng cường
đối thoại giữa các doanh nghiệp và chính quyền địa phương.
"Nhìn chung, chất lượng điều hành kinh tế của các tỉnh, thành phố Việt Nam tiếp tục có sự chuyển
biến tích cực. Năm nay điểm trung vị của PCI đã tăng từ 57,81% (năm 2013) lên 58,58 điểm, cho thấy
mức độ thay đổi về chất lượng điều hành từ các tỉnh," ông Tuấn nhấn mạnh
Báo cáo PCI năm 2014 đánh dấu chặng đường 10 năm xây dựng và phát triển Chỉ số Năng lực cạnh tranh
cấp tỉnh. Thời gian qua, PCI đã trở thành một trong những động lực để giúp các địa phương "chuyển
mình." Qua bảng xếp hạng PCI hàng năm, các địa phương có thể soi lại chính mình và từ đó tìm ra các
giải pháp tự hoàn thiện chất lượng điều hành, góp phần cải thiện môi trường kinh doanh đồng thời hỗ
trợ, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho cộng đồng doanh nghiệp./.
CPI 2014: Doanh nghiệp tăng quy mô vốn đầu tư trở lại sau 2 năm
TCCT
Kết quả điều tra Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Việt Nam năm 2014 (CPI 2014) cho thấy dấu hiệu khởi sắc về môi trường kinh doanh quốc gia. Theo đó, tỷ lệ doanh nghiệp trong nước tăng quy mô đ