Các hình thức kiểm tra truyền thống như: Kiểm tra vấn đáp bài học cũ, kiểm tra viết trong thời gian ngắn hay dài theo chương, mục của bài giảng v.v... tuy có nhiều ưu điểm, nhưng nặng về đánh giá khả năng ghi nhớ, trình bày lại những nội dung mà người thầy truyền thụ, đã bộc lộ nhiều hạn chế về nâng cao tính tích cực học tập và khả năng vận dụng linh hoạt, sáng tạo các kiến thức kỹ năng của người học trong các tình huống thực tế đa dạng hiện nay. Để góp phần khắc phục những hạn chế trên, nhiều nước trên thế giới đã nghiên cứu và vận dụng các phương pháp đánh giá bằng trắc nghiệm (test) khách quan. Các bộ trắc nghiệm được nghiên cứu thử nghiệm cho từng loại hình dạy học với những mục đích khác nhau rất công phu (Trắc nghiệm trí thông minh IQ; trắc nghiệm kiểm tra tiếng Anh; Trắc nghiệm kiểm tra luật giao thông v.v...)
Ngày nay, trong thời đại phát triển của công nghệ thông tin (CNTT), sử dụng phương pháp trắc nghiệm khách quan (TNKQ) với sự trợ giúp của CNTT, việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập sẽ có nhiều ưu điểm nổi trội hơn.
Để xây dựng bài TNKQ với sự trợ giúp của CNTT, cũng như các phương pháp khác, trước tiên phải xác định mục đích của bài kiểm tra; xác định cấu trúc nội dung bài; điểm khác trong việc xây dựng bài TNKQ có sự trợ giúp của máy tính. Bố cục bài kiểm tra do máy tính xây dựng theo nguyên tắc:
Câu hỏi đưa vào bài kiểm tra được chọn ngẫu nhiên bằng hàm Random của ngôn ngữ lập trình Visual Basic 6.0 trong ngân hàng câu hỏi TNKQ đã xây dựng. Nội dung bài TNKQ luôn thay đổi sau mỗi lần xây dựng, không có hiện tượng các đề bài trùng nhau. Câu hỏi sắp xếp từ dễ đến khó, theo chủ đề môn học đối với từng loại câu hỏi.
Tổ chức làm bài và chấm TNKQ: Tổ chức cho học sinh làm bài trắc nghiệm trên các máy tính được nối mạng. mỗi học sinh làm bài kiểm tra trên một máy ở một cabin. Kết thúc thời gian làm bài, học sinh nhận ngay được kết quả.
Công việc chấm điểm bài kiểm tra do chương trình máy tính tự động thực hiện. Kết quả làm bài của học sinh được tổng hợp về máy chủ do giáo viên quản lý.
Phân tích kết quả bài TNKQ bao gồm các công việc: Đánh giá câu hỏi TNKQ (Độ khó - FV và Độ phân biệt - DI), bài TNKQ (Độ tin cậy và Độ giá trị); Đánh giá kết quả học tập với sự trợ giúp của máy vi tính, Tổng hợp kết quả học tập.
Kết quả làm bài TNKQ của học sinh được lưu trữ vào máy tính. Từ kết quả bài kiểm tra có thể thống kê, đánh giá trình độ kiến thức của từng học sinh, nhóm học sinh hay cả lớp học sinh.... Đồng thời thông qua kết quả bài kiểm tra của học sinh giúp giáo viên điều chỉnh quá trình dạy học đạt kết quả tốt hơn.
Công nghệ thông tin đã hỗ trợ cho phương pháp TNKQ phát triển tới đỉnh cao và đạt được những thành tựu quan trọng. Những thành tựu đó giúp tạo nên các câu hỏi, bài TNKQ và phương tiện đánh giá từng câu hỏi và đề thi TNKQ để nâng cao chất lượng và độ tin cậy của đề TNKQ, đồng thời giữ an toàn và bí mật cho đề thi. TNKQ cũng hạn chế sự quay cóp, gian lận trong quá trình thi. Thật vậy, với nội dung bao quát rất rộng của bài thi, thí sinh không thể chuẩn bị tài liệu để quay cóp. Đồng thời khi làm bài, mỗi học sinh thực hiện trên một máy trong một ca bin, bài thi TNKQ được soạn thảo tương đương nhau có cùng nội dung bằng cách dùng máy tính tự động xáo trộn thứ tự các câu hỏi và các phương án trả lời. Như vậy các thí sinh ngồi cạnh nhau sẽ nhận được các đề thi hoàn toàn khác nhau về nội dung và hình thức. Đối với bài TNKQ, việc chấm bài là hoàn toàn khách quan, chính xác, không phụ thuộc vào người chấm, nhất là bài được chấm trực tiếp bằng phần mềm TNKQ.
Một hạn chế cơ bản của phương pháp TNKQ là sự đoán mò, nhưng xác suất rất nhỏ đối với câu hỏi TNKQ nhiều lựa chọn và câu ghép đôi. Sử dụng công thức tính điểm hiệu chỉnh do đoán mò và trừ điểm những câu trả lời sai sẽ hạn chế được đoán mò. Mặt khác, do đề thi TNKQ gồm nhiều câu hỏi nhỏ phủ kín chương trình môn học thì số ít câu học sinh đoán mò cũng không ảnh hưởng nhiều đến kết quả của bài thi. Mặt khác, muốn đánh giá tư duy ở mức độ cao, về mặt lý luận có thể viết được câu hỏi TNKQ để đánh giá được 6 cấp độ nhận thức như B.S.Bloom đã nêu. Tuy nhiên, việc viết được câu hỏi TNKQ để đánh giá mức độ tư duy cao thường rất khó khăn, đòi hỏi người viết phải có chuyên môn rất sâu và thuần thục trong kỹ năng viết câu hỏi TNKQ. Để đánh giá được những năng lực tư duy ở cấp độ rất cao thì phương pháp tự luận có nhiều ưu điểm hơn so với phương pháp TNKQ.
Qua những vấn đề đã nêu trên có thể thấy rằng, phương pháp TNKQ không phải là phương pháp tối ưu thay thế hoàn toàn những phương pháp khác trong đánh giá kết quả học tập. Trong quá trình sử dụng, cần nắm vững bản chất của các phương pháp kiểm tra đánh giá. Cần kết hợp các phương pháp đánh giá đối từng môn học, lớp học cho phù hợp, đúng lúc, đúng chỗ, nhằm phát huy ưu điểm và hạn chế nhược điểm của mỗi phương pháp. Trong tình hình thực tế hiện nay, cần cố gắng đưa phương pháp TNKQ vào những môn học có thể được và tỷ trọng sử dụng phương pháp TNKQ trong đánh giá kết quả học tập ngày một lớn hơn.
Điều đầu tiên quyết định thành công của phương pháp TNKQ với sự trợ giúp của CNTT là chất lượng của ngân hàng đề thi của mỗi môn học. Công việc này do giáo viên hoặc tập thể giáo viên giảng dạy môn học đó xây dựng.
Điều thứ hai, quyết định sự thành công của phương pháp TNKQ với sự trợ giúp của CNTT là máy tính, mạng máy tính và đặc biệt là phần mềm dùng để xây dựng ngân hàng câu hỏi, bài TNKQ, tổ chức kiểm tra đánh giá kết quả học tập.
Vấn đề sử dụng phương pháp TNKQ nói chung và phương pháp TNKQ với sự trợ giúp của CNTT hiện nay cần được tiếp tục nghiên cứu và áp dụng trong dạy học đó là:
1. Trong qui trình xây dựng bài TNKQ với sự trợ giúp của CNTT, quá trình làm bài và chấm bài được tiến hành đồng thời, đây là điểm mới so với các phương pháp kiểm tra đánh giá
2. Sử dụng máy tính tự động xây dựng bộ câu hỏi đề kiểm tra TNKQ bao gồm tất cả các loại hỏi: Nhiều lựa chọn, đúng sai, ghép đôi, điền khuyết, lập luận ngắn ... đặc biệt với nội dung các môn học có nhiều hình ảnh
3. Đối với bài TNKQ, việc chấm bài là hoàn toàn khách quan, chính xác, không phụ thuộc vào người chấm, nhất là bài được chấm trực tiếp bằng phần mềm TNKQ.
4. Với sự trợ giúp của CNTT, sẽ nâng cao tính khách quan, chính xác và độ tin cậy trong việc xây dựng câu hỏi, bài TNKQ, xử lý kết quả.
Đánh giá kết quả học tập bằng việc xây dựng bài trắc nghiệm khách quan với sự trợ giúp của công nghệ thông tin nhằm nâng cao chất lượng dạy học
TCCT
Hiện nay, việc nghiên cứu - ứng dụng các phương pháp đánh giá - kiểm tra quá trình dạy học và kết quả dạy học một cách khách quan, chính xác và nhanh chóng đang là một vấn đề được đặc biệt quan tâm tr