Cùng với quá trình đổi mới, phát triển đất nước và thực hiện chủ trương hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, bên cạnh những cơ hội mang lại, Việt Nam cũng đã vàđang phải đối mặt với nhiều thách thức, đặc biệt là từ quá trình mở cửa hội nhập, thực thi các cam kết quốc tế. Sự tăng trưởng nhanh chóng của hoạt động thương mại có thể coi là một trong những động lực chính giúp chúng ta hoàn thành những mục tiêu về tăng trưởng kinh tế và xã hội. Thương mại đóng góp quan trọng trong phát triển kinh tế và mang lại những lợi ích nhất định trong việc bảo vệ môi trường và nâng cao sức khỏe cộng động như: Thương mại thúc đẩy tăng trưởng kinh tế từ đó tạo ra nhu cầu trong việc sử dụng và tiêu dùng các sản phẩm thân thiện với môi trường, sản phẩm có chất lượng cao hơn, bảo đảm tốt hơn cho sức khỏe của người dân; Thương mại phát triển sẽ đẩy quá trình chuyển giao các công nghệ sạch, công nghệ tiên tiến từ các quốc gia phát triển tới các quốc gia kém phát triển hơn; Thương mại tạo ra động lực cũng như các áp lực đối với các đối tượng tham gia hoạt động thương mại trong việc nâng cao chất lượng sản phảm và bảo vệ môi trường… Bên cạnh những tác động tích cực, thương mại cũng gây nên những tổn hại đối với vấn đề môi trường và sức khỏe cộng đồng, đặc biệt là đối với các quốc gia đang phát triển như Việt Nam. Trước hết, thương mại tự do làm gia tăng nguy cơ ô nhiễm và ảnh hưởng từ bên ngoài thông qua việc nhập khẩu hàng hoá, vật tư, đặc biệt là các loại máy móc thiết bị đã qua sử dụng. Đồng thời, việc mở rộng thương mại quốc tế hiện nay có thể tạo nên nguy cơ làm gia tăng suy thoái và cạn kiệt tài nguyên. Ngoài ra, tự do hoá thương mại có thể thúc đẩy sự phát triển một số loại hình dịch vụ có ảnh hưởng xấu tới mối trường và sức khỏe cộng đồng…
Với tốc độ tăng trưởng kinh tếở mức độ cao, nền kinh tế Việt Nam đang trong quá trình phát triển mạnh mẽ thì yêu cầu về một quá trình phát triển bền vững đãđược Việt Nam đặt ra như một trong những vấn đề cốt lõi chiến lược cần được xem xét, xửlý ngay từ những giai đoạn đầu của quá trình hội nhập toàn diện với nền kinh tế thế giới. Một trong những minh chứng điển hình cho khẳng định này là ngay sau khi Việt Nam chính thức gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới vào đầu tháng 01 năm 2007, Trung ương Đảng đã họpHội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá X để bàn thảo và ban hành một Nghị quyết riêng về "Một số chủ trương, chính sách lớn để nền kinh tế Việt Nam phát triển nhanh và bền vững khi Việt Nam là thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới" (Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 05 tháng 02 năm 2007).Trên cơ sở đó, một Chương trình hành động chung của Chính phủ cũng đã được xây dựng, ban hành để cụ thể hóa và triển khai thực hiện Nghị quyết của Trung ương Đảng (Nghị quyết số 16/2007/NQ-CP ngày 27 tháng 02 năm 2007).
Trong thời gian qua, nhằm phục vụ quá trình phát triển sản xuất và tiêu dùng, bên cạnh việc mở rộng các hoạt động nhập khẩu hàng hóa nói chung, chúng ta đã đưa ra chủ chương cho phép được nhập khẩu một số máy móc thiết bị, công nghệ cũ. Chủ chương này đã mang lại những lợi ích không nhỏ trong việc đáp ứng nhu phát triển sản xuất và tiêu dùng trong nước. Tuy nhiên, với việc những hạn chế nhất đinh trong việc kiểm soát chặt chẽ đối với chất lượng của máy móc thiết bị, công nghệ và hàng hóa nhập khẩu, không ít các máy móc thiết bị, công nghệ cũ không đảm bảo tiêu chuẩn, các thiết bị mà các quốc gia phát triển thải bỏ, các sản phẩm có ảnh hưởng xấu tới môi trường và sức khỏe cộng đồng đã được nhập khẩu vào Việt Nam. Vấn đề này đã gây ra những tác động không chỉ với hiệu quả của bản thân quá trình sản xuất mà hơn thế, các tác động tới môi trường và sức khỏe cộng đồng, sức khỏe của người lao động từ việc sử dụng các loại thiết bị và sản phẩm này là rất lớn. Đã có không ít chuyên gia lo ngại rằng Việt Nam đang trở thành bãi thải của các nước phát triển. Ngoài các máy móc thiết bị, công nghệ cũ không đảm bảo chất lượng, việc nhập khẩu các sản phẩm có ảnh hưởng xấu đến môi trường và sức khỏe cộng đồng như các loại hoá chất độc hại, thuốc trừ sâu, phế liệu, các sản phẩm biến đổi gen… cũng là một vấn đề lớn đặt ra, đòi hỏi chúng ta phải giải quyết.
Thực tếở một số nhóm ngành:
Qua thực tế nghiên cứu thực trạng nhập khẩu máy móc thiết bị cũ và sản phẩm cóảnh hưởng xấu tới môi trường và sức khỏe cộng đồng ở một số nhóm ngành của Việt Nam thời gian qua có thể thấy như sau:
Đối với ngành ngành dệt may:
Theo đánh giá mới đây do Chương trình Phát triển Liên hiệp quốc (UNDP) và Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (Bộ Kế hoạch vàĐầu tư) phối hợp thực hiện tại Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội cho thấy, đa số các máy móc thiết bị của ngành đạt trình độ công nghệ trung bình. Mức đóng góp của công nghệ vào sản xuất kinh doanh đạt trung bình khá. Tuy nhiên thiết bị phần lớn vẫn là thiết bị cũ (điểm đánh giá chung toàn ngành đối với các yếu tố kỹ thuật đạt 4,28/10 vẫn thuộc loại yếu). Nhiều thiết bị sợi, dệt được chế tạo từ những năm 1970 vẫn đang được sử dụng, hiện chỉ có khoảng 25% số cọc sợi được trang bị hiện đại trong tổng số cọc sợi hiện có của ngành. Tuy nhiên, đây vẫn là con số tương đối khiêm tốn. Trong công đoạn nhuộm, khoảng 30% thiết bị công nghệ trong công đoạn này là các dây truyền nhuộm cũ từ những năm 1980 và không đồng bộ, 45% được trang bị từ những năm 1980 - 2000 có mức độ hiện đại hơn nhưng hầu hết là các thiết bị không đồng bộ, chỉ một phần rất nhỏ các thiết bị công nghệ trong khâu này là thiết bị hiện đại và đồng bộ, tập trung ở một số ít các doanh nghiệp mới phát triển như Công ty Dệt Hà nội, Dệt Phong Phú... Đối với công đoạn may, đây là công đoạn có thiết bị công nghệ ở trình độ khá cao, tương đương với các nước trong khu vực. Yêu cầu của công nghệ và trình độ chuyên môn của ngành may đơn giản hơn khả năng vận hành thiết bị của công nhân ngành may cũng đạt mức tương đương các nước trong khu vực.
Đối vớingành cao su, hoá chất:
Nhìn chung, trình độ thiết bị công nghệ toàn ngành nằm trong khoảng trung bình. Điều này thể hiện một đặc trưng dễ thấy là ngành phân bón, hóa chất nước ta được đầu tư khá sớm trên các công nghệ nhập khẩu của các nước xã hội chủ nghĩa, chủ yếu công nghệ từ Liên Xô trước đây và Trung Quốc. So với các ngành khác trong nền kinh tế quốc dân, ngành phân bón và cao su là một trong những ngành có trình độ phần kỹ thuật chưa tiên tiến. Hầu hết các thiết bị chính của ngành đều thuộc loại được điều khiển bán tự động ở các mức độ khác nhau, trừ một số nhà máy mới đầu tư như Đạm Phú Mỹ và các liên doanh thì được tự động hoàn toàn và một số thiết bị nhỏ lẻ khác mới được nhập khẩu thì được điều khiển tự động. Đối với các nhà máy phân bón, trình độ công nghệ của thành phần kỹ thuật nằm trong khoảng từ 0.543 (Công ty hoá chất Quảng Ngãi) đến 0.802 (Nhà máy đạm Phú Mỹ - Công ty Phân đạm và Hoá chất Dầu khí), đối với các công ty cao su từ 0,5 đến 0,69. Điều đáng chú ý là tỷ trọng các thiết bị có độ mới ở mức thấp. Các thiết bị sản xuất phân lân super đã cũ và rất cũ, một số được trang bị từ năm 1962, song do yêu cầu thực tế các Công ty sản xuất phân lân super đã có những cải tiến đáng kể, như chuyển từ quá trình đốt quặng pirit sang đốt S, cải tiến quá trình tiếp xúc đơn sang tiếp xúc kép làm giảm đáng kể lượng khí thải SOx, hệ thống đóng gói thủ công sang hệ thống đóng gói có điều khiển bằng kỹ thuật số.
Đối vớingành thép:
Trình độ công nghệ của ngành thép Việt Nam nói chung ở mức khá thấp và không đồng đều ở các khâu. Các thiết bị hầu hết là thiết bị cũ và lạc hậu so với các nước trong khu vực và trên thế giới, ngoại trừ một số ít doanh nghiệp mới phát triển và xây dựng. Các thiết bị và công nghệ hiện đại của ngành thép Việt Nam tập trung vào một số ít các doanh nghiệp mới xây dựng như Thép Hòa Phát, Thép Việt Ý, Pomihoa… Hầu hết các thiết bị của các đơn vị này đều được nhập khẩu mới từ các nước có trình độ phát triển cao như Italia, Nhật Bản, CHLB Đức.
Đối vớingành giấy:
Ngoài Công ty giấy Bãi Bằng, Công ty New Toyo và phần mở rộng của Công ty giấy Tân Mai là những doanh nghiệp có thiết bị tương đối hiện đại còn hầu hết các doanh nghiệp sản xuất giấy có nhóm thiết bị xếp vào nhóm trung bình và lạc hậu. Trong thời gian qua, ở Việt Nam đã có xu hướng đầu tư vào các nhà máy sản xuất giấy có chất lượng trung bình từ các thiết bị đã qua sử dụng được nhập khẩu. Chủ đầu tư của các doanh nghiệp này hầu hết là tư nhân và nằm ở các địa phương với qui mô sản xuất tương đối nhỏ. Sự bùng nổ này được xuất phát từ nhu cầu sử dụng giấy tăng cao, nhất là các sản phẩm giấy bao gói, chất lượng trung bình.
Một số nhận định chung:
• Máy móc thiết bị được sử dụng trong nước ở một số ngành công nghiệp chủ yếu của Việt Nam phần lớn là các máy móc thiết bị được đưa vào từ nước ngoài (chiếm trên 70%), bao gồm cả các thiết bị do doanh nghiệp tự nhập khẩu và các thiết bị do các doanh nghiệp nước ngoài góp liên doanh với doanh nghiệp trong nước. Trong số các máy móc thiết bị này, tỷ lệ thiết bị mới, công nghệ hiện đại còn ở mức thấp, phần lớn là các thiết bị cũ, đã qua sử dụng và lạc hậu.
• Các doanh nghiệp nhập khẩu các thiết bị đã qua sử dụng tương đối đa dạng nhưng tập trung chiếm phần lớn là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp tư nhân và loại hình sản xuất hộ gia đình. Đây là những đối tượng có nguồn vốn khá hạn hẹp, qui mô sản xuất trung bình hoặc nhỏ và đặc trưng về sản phẩm được sản xuất từ các máy móc thiết bị này thường là các sản phẩm có yêu cầu chất lượng không cao. Chính vì vậy, việc nhập khẩu và sử dụng loại máy móc thiết bị này vẫn đang tỏ ra có hiệu quả đối với các chủ doanh nghiệp.
• Các máy móc thiết bị đã qua sử dụng được nhập từ nhiều nước khác nhau. Tuy nhiên, phần lớn trong số này là từ Trung Quốc, Đài Loan, Liên Xô (cũ)… Chỉ có một số ít các thiết bị công nghệ được nhập khẩu từ các nước tiên tiến như Nhật Bản, Ý, Đức…
• Việc nhập khẩu và sử dụng các thiết bị đã qua sử dụng ở Việt Nam thời gian qua có cả những tác động tích cực cũng như tiêu cực, trong đó cơ bản có thế đánh giá như sau:
Tác động tích cực:
Xét trên toàn bộ nền kinh tế, việc nhập khẩu và sử dụng các máy móc thiết bị đã qua sử dụng đã tạo ra một động lực mạnh mẽ cho những nhà đầu tư vừa và nhỏ trong nước với những hạn chế về nguồn vốn, đặc biệt là trong giai đoạn đầu phát triển. Trong những năm gần đây, với sự cởi mở đối với môi trường kinh doanh, các doanh nghiệp vừa và nhỏ đã có sự phát triển hết sức nhanh chóng, đóng góp một phần không nhỏ vào sự phát triển chung của đất nước. Đối với các doanh nghiệp này, việc sử dụng các máy móc thiết bị đã qua sử dụng là một sự lựa chọn phù hợp khi họ vừa đáp ứng được các yêu cầu về lợi nhuận, giải đáp được câu hỏi về thị trường đồng thời không gặp những áp lực về nguồn vốn đầu tư. Nói một cách khác, chính sách cho phép nhập và sử dụng thiết bị đã qua sử dụng đã mang lại những lợi ích không nhỏ trong việc cởi bỏ năng lực sản xuất của các doanh nghiệp.
Xét trên phương diện xã hội, lợi ích của hoạt động này được thể hiện thông qua những cơ hội việc làm mà người lao động có được. Với sự bùng nổ của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong thời gian qua mà một phần không nhỏ trong số đó là các doanh nghiệp nhập khẩu và sử dụng thiết bị đã qua sử dụng, đã tạo ra hàng ngàn cơ hội việc làm cho người lao động. Các máy móc thiết đã qua sử dụng đa số là các máy móc thiết bị thủ công hoặc bán tự động, chính vì vậy, cần một lượng lớn lao động. Hơn thế, hầu hết các lao động với những loại máy móc thiết bị này là những lao động không đòi hỏi trình độ tay nghề cao. Điều này đã tạo ra những cơ hội việc làm hiếm có với những người lao động chuyển đổi từ lĩnh vực nông nghiệp, lao động không qua đào tạo hay trình độ thấp.
Xét từ phía doanh nghiệp, lợi ích cóđược khi với một khoản đầu tư không nhiều họ vẫn tạo ra được những sản phẩm được thị trường chấp nhận –đảm bảo các giá trị sử dụng cũng như giá trị thẩm mỹ. Trong điều kiện các áp lực từ phía các nhà quản lý đối với vấn đề môi trường, trách nhiệm xã hội chưa lớn, có thể thấy, hiệu suất sử dụng vốn của doanh nghiệp là tương đối lớn.
Tác động tiêu cực:
Trong bối cảnh hội nhập hiện nay, áp lực cạnh tranh đối với các doanh nghiệp là rất lớn. Đối với các doanh nghiệp sử dụng thiết bị đã qua sử dụng với nguồn vốn hạn chế, chất lượng sản phẩm không cao thì việc phải đối đầu các doanh nghiệp nước ngoài là một bài toán khó. Nguy cơ phá sản đối với các doanh nghiệp này là không nhỏ. Đây sẽ là một nguy cơ tác động không chỉ đối với bản thân doanh nghiệp mà hơn thế nó sẽ tạo ra những tác động đối với toàn bộ nền kinh tế khi một số lượng không nhỏ các các doanh nghiệp thuộc đối tượng này.
Các qui định chặt chẽ về chất lượng sản phẩm cũng như yêu cầu môi trường sẽ buộc doanh nghiệp phải đứng trước các trách nhiệm về tài chính cũng như trách nhiệm đối với môi trường và xã hội. Doanh nghiệp sẽ không tránh khỏi nguy cơ bị thua lỗ cũng như phá sản. Ngoài ra, nhu cầu của người tiêu dùng đối với sản phẩm có chất lượng cao ngày càng gia tăng, chính vì vậy, thị trường đối với các sản phẩm có chất lượng trung bình, thấp sẽ bị thu hẹp và không còn nữa. Điều này một lần nữa là tác động tiêu cực đến sự phát triển của doanh nghiệp.
Với thực trạng và những đánh giá nêu trên, rõ ràng yêu cầu đặt ra trong quá trình phát triển kinh tế của Việt Nam thời gian tới đòi hỏi phải có những đổi mới mạnh mẽ và tích cực hơn nữa trong công tác kiểm soát nhập khẩu các loại máy móc thiết bị, công nghệ cũ để một mặt bảo đảm phục vụ cho quá trình sản xuất, phát triển kinh tế, mặt khác đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường, sức khỏe cộng đồng và phát triển bền vững./.