Đánh giá tác động dự thảo văn bản quy phạm pháp luật

Trong những năm qua, việc đưa luật pháp vào cuộc sống có phần hạn chế. Nguyên nhân thì có nhiều, nhưng có lẽ cơ bản nhất là kỹ năng soạn thảo văn bản pháp luật quá yếu kém. Yếu kém ở chỗ, chưa đánh gi

 

Lựa chọn phương án tối ưu để giải quyết mục tiêu của pháp luật trên cơ sở đánh giá : tác động cụ thể của từng quy phạm pháp luật dựa trên các phân tích định tính, hoặc định lượng về chi phí, lợi ích; các tác động tích cực, tiêu cực của quy định trong mối liên hệ với các quy định có liên quan.

Một số văn bản sai trái

Chúng ta có thể thấy các nguyên nhân gây ùn tắc, tai nạn giao thông như sau: Ý thức người tham gia giao thông kém; phương tiện tham gia giao thông không bảo đảm chất lượng; số lượng phương tiện tham gia giao thông ngày càng tăng; sự phối hợp giữa các cơ quan liên quan (giao thông, xây dựng, điện lực kém...); hạ tầng cơ sở có vấn đề; phân luồng tham gia giao thông chưa khoa học; chế tài xử lý vi phạm chưa đủ sức răn đe;... Như vậy, muốn có biện pháp, nhằm chống ùn tắc, tai nạn giao thông thì phải ít nhất tìm ra và có những giải pháp xử lý những nguyên nhân trên. Việc tìm ra giải pháp phải cẩn trọng, không được hành chính mệnh lệnh, duy ý chí, tùy tiện đưa ra biện pháp...

Có rất nhiều ví dụ về việc vội vã, hấp tấp đưa ra nhiều quy định phản khoa học, không được xã hội đồng tình làm phức tạp thêm vấn đề tốn kém tiền của... và nghiêm trọng hơn, các VBQPPL đó lại “vi hiến”. Cụ thể: Hà Nội đã từng cấm dân ở 4 quận nội thành không được đăng ký xe máy, nhằm mục đích nhằm giảm ùn tắc, tai nạn giao thông. Nhưng thực tế thì kết quả ngược lại, làm cho người dân nghèo thêm và ùn tắc, tai nạn giao thông tăng. Cuối cùng là gây khó khăn cho người cần đăng ký xe làm phương tiện đi làm (trong khi mạng lưới giao thông công cộng chỉ đảm bảo mấy phần trăm người tham gia giao thông). “Mưu thầy mẹo thợ”, người dân cần đăng ký thì “nhờ” ở địa phương khác, thuê người khác đăng ký giùm. Như vậy, người dân tốn kém và khi có vấn đề xẩy ra vi phạm thì cơ quan tố tụng tốn công sức, thời gian, tiền của... Khi xét kỹ thì quy định trên, Hà Nội đã bãi bỏ.

Cũng quanh chuyện giảm ùn tắc, tai nạn giao thông mà Bộ Y tế đã “sinh” ra Quy định cấm người “thấp bé, nhẹ cân, không... ngực” không được đi xe máy. Nguyên nhân ùn tắc đâu phải do những người trên và tai nạn giao thông chủ yếu là do say rượu, bia, ý thức coi thường pháp luật, chế tài không nghiêm nên không đủ sức răn đe. Chưa “sống” được ngày nào, nhưng lại tạo lên một làn sóng xã hội bất bình và cơ quan tư pháp lại chỉ ra “vi hiến”.

Ngoài một vài ví dụ trên, chúng ta còn có nhiều quy định bất hợp lý và không những không thi hành được mà chỉ làm cho người dân không tin vào chính quyền như: cấm xe máy ba bánh, cấm chở thịt lợn bằng xe gắn máy...

Những nhà soạn thảo VBQPPL không tính đến nhiều yếu tố, trong đó là chế tài và điều kiện (vật chất, con người) để thực thi. Hiện nay, dư luận xã hội đang đặt câu hỏi: “Liệu có đủ người, chế tài” để thực hiện quy định cấm hút thuốc nơi công cộng từ ngày 01-01-2010? Hay ban hành để hưởng ứng phong trào của các nước văn minh và qua đó chứng minh là mình cũng “văn minh”? 

Kiến nghị

Cần thiết lập quy trình giám sát và đánh giá tác động của quy phạm pháp luật ngay từ khi dự thảo, trước tiên cần xác định ai sẽ chịu trách nhiệm giám sát và đánh giá. Chẳng hạn, Chính phủ hoặc một cơ quan Chính phủ hoặc một cơ quan độc lập nào đó. Sau đó, cần xác định mức độ thường xuyên và thời gian thực hiện đánh giá. Cần quy trách nhiệm đối với các cơ quan ban hành VBQPPL không đạt yêu cầu gây hậu quả.

Đã quy định thì phải thực hiện, như Nghị định 24/2009/NĐ-CP quy định phải thực hiện báo cáo đánh giá tác động sau thi hành sau 3 năm kể từ ngày đề xuất chính sách có hiệu lực. Theo quy định này, cần đánh giá tính hiệu quả của cơ chế thực thi đã đề xuất và thu thập các dữ liệu đáng tin cậy về mức độ tuân thủ. Nhà nước nên đầu tư nguồn tài chính đủ đảm bảo để có thể soạn thảo VBQPPL được tốt.

Tóm lại, việc soạn thảo và ban hành VBQPPL trong thời gian qua còn nhiều vấn đề phải xem xét. Đây là vấn đề rất lớn vì nó ảnh hưởng đến đời sống xã hội và kinh tế của quốc gia. Do vậy, các cấp phải đầu tư tương xứng, cẩn trọng, khoa học... cho việc soạn thảo và ban hành VBQPPL.

 

  • Tags: