Logistics là ngành dịch vụ còn mới ở nước ta, tuy nhiên, phạm vi ứng dụng của nó bao gồm nhiều lĩnh vực: Sản xuất, thương mại, dịch vụ, quy hoạch phát triển và tổ chức quản lý xã hội… Hiện nay, dịch vụ này chiếm tỉ trọng khoảng 20-25% GDP của cả nước.
Theo ông Nguyễn Xuân Quang - Chủ tịch Hiệp hội Giao nhận kho vận Việt Nam thì, logistics là ngành dịch vụ cần thiết cho tất cả các doanh nghiệp, vì đơn giản đây là quá trình vận chuyển, lưu thông hàng hóa từ khâu nhập nguyên liệu đến khâu phân phối sản phẩm. Việt Nam có thuận lợi để phát triển ngành dịch vụ này là có nhiều mặt hàng xuất khẩu và nền kinh tế nước ta hiện nay cũng định hướng xuất khẩu. Hơn nữa, nước ta nằm trong vùng kinh tế năng động, phát triển mới như Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia…
Thế nhưng, hiện nay ở nước ta nguồn nhân lực cho ngành logistics đang thiếu (năm 2009 thiếu khoảng 53,3%). Vì thế, vấn đề đặt ra trong thời gian tới là phải đào tạo nguồn nhân lực có chuyên môn tốt để đáp ứng cho ngành này. Bên cạnh đó, các chương trình đào tạo cũng phải đáp ứng được yêu cầu của Liên đoàn các Hiệp hội ngành nghề trên thế giới (FIATA), Hiệp hội vận tải hàng không quốc tế (IATA). Các chứng chỉ này sẽ có giá trị trên toàn thế giới.
Tại hội thảo, các chuyên gia, các doanh nghiệp cũng đã thảo luận đến chuỗi cung ứng cho ngành logistics. Theo đó, một doanh nghiệp, tổ chức có thể đảm nhiệm tất cả các khâu từ vận chuyển nguyên liệu, kho bãi, đến vận chuyển sản phẩm tới tay người tiêu dùng. Đây sẽ là xu hướng sẽ rất phát triển trong thời gian tới.
Đào tạo nhân lực logistics và quản trị chuỗi cung ứng
TCCT
Sáng 26/11/2011, Hội thảo “Đào tạo nhân lực logistics và quản trị chuỗi cung ứng theo tiêu chuẩn quốc tế”, do Viện Nghiên cứu và phát triển logistics (Hiệp hội Giao nhận kho vận Việt Nam) tổ chức đã d