Đáp ứng đủ điện cho địa phương phát triển kinh tế - xã hội

Hà Tây là tỉnh thuộc Đồng bằng sông Hồng, có diện tích gần 2.200 km2, dân số khoảng 2,4 triệu người. Tỉnh có lợi thế là nằm ở cửa ngõ phía Tây Thủ đô, có vị trí quan trọng trong chiến lược mở rộng Hà

Cái khó cho ngành Điện mà trực tiếp là Điện lực Hà Tây trong năm 2005 là, phải đối phó với việc thiếu nguồn điện nên phải thường xuyên phải tiết giảm công suất vào các giờ cao điểm, làm ảnh hưởng đến việc cung cấp điện cho khách hàng.

Để khắc phục những khó khăn trên, năm qua, Lãnh đạo Điện lực Hà Tây đã chỉ đạo các đơn vị quan tâm tới công tác quản lý kỹ thuật và đẩy mạnh đầu tư, sửa chữa để đảm bảo vận hành lưới điện an toàn, liên tục. Trong đó, tăng cường công tác kiểm tra, xử lý khiếm khuyết của lưới điện để ngăn ngừa sự cố; đồng thời chủ động đề xuất với Công ty Điện lực 1 cho phép đầu tư nâng công suất hơn 100 máy biến áp phân phối (tăng thêm được 6.930 kVA) và thay thế 01 máy 20.000 kVA-110/35 (10) kV tại trạm biến áp di động Thạch Thất do máy bị sét đánh hỏng; thực hiện việc thí điểm định kỳ các trạm biến áp 110 kV, các trạm biến áp trung gian và trạm bơm để phục vụ chống hạn, đề phòng bão lụt… Ngoài việc nâng công suất một số trạm biến áp (T2 Tía), bổ sung quy hoạch xây dựng trạm biến áp 110 kV Phùng Xá, triển khai xây dựng các trạm biến áp 110 kV Trôi (Hoài Đức), trạm 110 kV Văn Quán, Điện lực Hà Tây còn chủ động nâng cấp các trạm biến áp trung gian 35 kV để cấp điện cho các huyện và hoàn thành thi công nhiểu tuyến đường dây từ 10 đến 35 kV tại địa bàn các huyện Thạch Thất, Phúc Thọ, Thanh Oai, Mỹ Đức, Thường Tín, thị xã Sơn Tây… cấp điện kịp thời cho các khu, cụm công nghiệp, đảm bảo đủ điện sinh hoạt cho các hộ dân nông thôn, điện cho sản xuất tại các làng nghề, hạn chế tình trạng quá tải ở khu vực này.

Nhờ những giải pháp trên, cùng với sự cố gắng của tập thể CBCNV trong đơn vị, năm 2005, Điện lực Hà Tây đã hoàn thành tốt nhiệm vụ sản xuất kinh doanh điện năng. Sản lượng điện thương phẩm đạt hơn 1 tỷ kWh, tỷ lệ tổn thất điện chỉ ở mức 6,87%, doanh thu tiền điện đạt hơn 612 tỷ đồng (tăng 47,14% so với năm 2004).

Hiện nay, Tỉnh đã hoàn thành Quy hoạch tổng thể về phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn, theo đó, đến năm 2010, toàn Tỉnh sẽ có 01 khu công nghệ cao, 8 khu công nghiệp, 23 cụm công nghiệp và 176 điểm công nghiệp làng nghề. Với cơ chế khuyến khích thu hút đầu tư vào địa bàn Tỉnh và sự chỉ đạo kiên quyết của các cấp chính quyền, các khu, cụm công nghiệp đang được triển khai và đã có khoảng gần 1.000 ha mặt bằng dành cho các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đầu tư sản xuất, kinh doanh. Cho đến thời điểm này, cũng đã có 500 doanh nghiệp được Tỉnh cấp giấy phép đăng ký kinh doanh, 27 dự án đầu tư trong nước, 9 dự án có vốn đầu tư nước ngoài… Đấy là chưa kể trong năm tới, Tỉnh còn thu hút nhiều nhà đầu tư vào các dự án xây dựng các khu đô thị, mở rộng các khu vui chơi giải trí… Nhận rõ vai trò quan trọng của ngành Điện trong công cuộc xoá đói, giảm nghèo, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, đặc biệt trong sự nghiệp phát triển công nghiệp, Đại hội Đảng bộ tỉnh Hà Tây lần thứ XIV đã ra Nghị quyết: Phải đảm bảo cung cấp điện ổn định, tiếp tục đầu tư nâng cấp, cải tạo đường dây, xây dựng thêm các trạm biến áp 110 kV, đảm bảo đủ nguồn; cải tạo nâng cấp, đầu tư mới các đường dây 35 kV, 22 kV để cấp điện kịp thời đến hàng rào các khu công nghiệp, cụm công nghiệp. Chủ động đầu tư trạm biến áp, lưới trung, hạ áp, để cấp điện và bán điện đến hộ các điểm công nghiệp, các xã, làng nghề. đầu tư phát triển lưới điện trung áp nhằm chống quá tải và nâng cao chất lượng điện áp khu vực nôn thôn, đáp ứng mọi nhu cầu sử dụng điện cho sản xuất, sinh hoạt và phát triển kinh tế – xã  hội của Tỉnh. Giữ ổn định mức tổn thất điện năng ở mức 6,5%, quản lý vận hành lưới điện ổn định, an toàn và hoàn thành tôt mọi nhiệm vụ sản xuất kinh doanh...”. Đây là nhiệm vụ nặng nề, đòi hỏi CBCNV Điện lực Hà Tây phải có nhiều giải pháp hơn nữa mới có thể hoàn thành được nhiệm vụ chính trị của địa phương và kế hoạch kinh doanh của ngành giao. 

Được biết, ngoài việc tiếp tục triển khai hoàn thiện hệ thống dịch vụ viễn thông để thực hiện mục tiêu kinh doanh đa ngành, hướng tới xây dựng Tập đoàn Điện lực Việt Nam, để thực hiện Nghị quyết trên, ngay từ những ngày đầu năm 2006, Điện lực Hà Tây đã thực hiện nhiều biện pháp thiết thực như: Rà soát lại số định biên lao động phù hợp với định mức mới của Tổng công ty; khuyến khích các bộ phận chọn giải pháp tăng năng suất lao động, không tăng biên chế để tiến tới lộ trình cổ phần hoá doanh nghiệp; chú trọng công tác đào tạo, đạo tạo lại nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, tay nghề cho cán bộ và công nhân; thực hiện công tác quản lý vận hành đúng với quy trình, quy phạm của EVN đề ra. Mặt khác Điện lực Tỉnh cũng triển khai các phương án cấp điện hợp lý theo khả năng của nguồn; đảm bảo cấp điện đủ nhu cầu của khách hàng và phụ tải một cách ổn định, an toàn, tiết kiệm; phối hợp với các huyện, xã và các cơ quan chức năng địa phương kịp thời phát hiện những trường hợp vi phạm an toàn lưới điện để xử lý. Đặc biệt, năm 2006, Điện lực Hà Tây sẽ đề xuất và chủ động phối hợp với các Phòng, ban chuyên môn của Công ty Điện lực 1 tiếp tục đầu tư nguồn vốn để thực hiện sớm các dự án: Nâng công suất máy biến áp (chủ yếu là 110/35/22 kV) tại các trạm 110 kV Tía, Văn Quán, Thạch Thất, Trôi, Thường Tín… đồng thời, bám sát quy hoạch của Tỉnh về xây dựng các khu, cụm công nghiệp, làng nghề, qua đó có kế hoạch đầu tư xây dựng, sửa chữa lớn và chủ động lập phương án cấp điện. Trước mắt, trong dịp Tết Nguyên đán Bính Tuất 2006, Điện lực Hà Tây phấn đấu không để xảy ra mất điện, phục vụ kịp thời cho nhân dân trong Tỉnh vui Tết, đón Xuân.
  • Tags: