Với đạo lý uống nước nhớ nguồn, tôn kính liệt Tổ-liệt Tông, con dân cả nước đã đồng lòng tìm cách che dấu, bảo tồn di sản của cha ông. Ở khắp mọi nơi, nhân dân đều xây cất đền thờ chính, đền vọng, mồ mả vọng hoặc hoán đổi vị trí nhằm che mắt kẻ thù. Ngay trong các bản phả, nhằm làm lạc hướng truy tìm, Tổ tiên có phả kín chỉ nói rõ đối với người trong nhà; còn loại khác, được dùng như văn học dân gian dễ nhớ, nhằm giữ gìn trọn vẹn dấu vết cao quý của tiền nhân.
Truyện xưa có kể lại rằng, Kinh Dương Vương đã đi mọi miền đất nước để chọn đất đóng đô. Đến vùng Thanh Hóa ngày nay, thấy 100 quả núi hình chim Phượng Hoàng, Ngài chưa vừa ý. Về Phủ Lý, gặp bãi biển có thế đất hình con cá Chép ẩn hiện, Ngài cũng không hài lòng. Tìm đến Hạ Long, thấy 100 quả núi hình Rồng nổi trên mặt biển, Ngài cho đây không phải là đất Đế đô. Khi ngược lên Phú Thọ, thấy 100 ngọn núi hình voi, có một con quay về phương Bắc bị đánh gẫy đầu, Ngài cũng không chọn. Cho đến lúc về vùng 100 Rùa đất rộng với những gò nổi cao, có thể sinh sống không lo ngập lụt, Ngài dừng lại xây dựng cung điện để con cháu đời đời mở rộng Quốc đô. Tương truyền, vùng đất ấy nay thuộc địa danh Hà Nội,100 con Rùa là các nền đình, chùa còn lại từ Hoài Đức đến huyện Thanh Oai được gọi là “ngũ Nhạc chầu Quy” (Phả họ Nguyễn làng Vân Nội)
Dấu tích Quốc Tổ trên các vùng và trong tục lệ dân gian
Kế tiếp những nhà nghiên cứu tìm về cội nguồn; một nhóm nghiên cứu thời tiền sử thuộc Trung tâm Văn hóa người cao tuổi đã đi điền dã, bỏ công sưu tầm ở nhiều vùng thuộc Hà Nội ngày nay để ghi nhận những chứng tích hiện còn với hy vọng góp phần làm giầu thêm tư liệu về di tích Tổ tiên trên địa bàn Thủ đô mở rộng. Theo đó, nội dung ghi nhận được về mồ mả, nơi chôn cất, những ngày giỗ và tục lệ thờ cúng lâu đời khá trùng hợp với nhau.
Dựa vào nghi thức dân gian và việc cúng lễ trong những ngày giỗ tai khu lăng mộ, trong các đình, chùa; kết hợp với những cảm nhận ngoại cảm và thông tin năng lượng tâm linh, các nhà nghiên cứu đã lập ra danh sách 25 di tích từ Đé Hòa (người sinh ra Phục Hy) ở chùa Cực Lạc đến những khu miếu mộ thờ các thế hệ Vua Hùng tại xã Phú Lương (Hà Nội) và 7 quần thể di tích, được coi là nơi định cư xưa nhất của Tổ tiên. Đó là: Cụm Vân Lôi, được coi là nơi định cư lâu đời nhất của Tổ Tiên người Việt. Tại đây còn lưu giữ được đôi voi tạc từ đá ong cổ và đình làng còn lưu đại tự “Lịch Đại Đế Vương”. Cụm cố đô Cực Lạc gồm chùa Tây Phương và Cực Lạc gắn với những truyền thuyết cổ, ở đây còn phần mộ các cụ Đế Hòa, Địa Mẫu ở thôn Yên Lạc, xã Thạch Xá (Thạch Thất). Cụm thứ 3 gồm những hang động thuộc chùa Thầy, chùa Vàng, động Hoàng Xá và miếu mộ vọng Đế Viêm ở huyện Quốc Oai. Cụm thuộc xã Tiên Phương (Chương Mỹ) được coi là kinh đô Viêm Bang cũ, gồm nhiều đình, chùa, hang động. Ở đây còn mộ Thần Nông, mộ Lưỡng Long Cát (thầy dậy Thần Nông), chùa Vô Vi; mộ vợ Thần Nông, bia đá thờ mẹ Thần Nông, dấu tích giếng nước và nhiều chứng tích liên quan đến Thần Nông. Cụm liên quan đến kinh đô của nước Xích Quỷ (Tam Vương) gọi là Phong Châu nằm ở Phú Lương thuộc quận Hà Đông. Tại đây còn di tích một quần thể đình, chùa, đền, miếu, phần lớn được xếp hạng di tích lịch sử Quốc gia với chùa Sùng Nghiêm, Tường Quang, mộ Kinh Dương Vương, đền thờ Lạc Long Quân, đấu vết còn lại của dòng sông Hát, chứng tích về Hai Bà Trưng và đặc biệt là phong tục lễ hội, tập quán thờ cúng liên quan đến những truyền thuyết về các vua Hùng. Ngoài ra, cụm di chỉ mồ mả ở xứ Mả Đế (Phú Lương) và Xích Hậu (Văn La) đều được coi là nơi an táng của các gia đình vương tộc…
Kết quả khai quật khu di tích Phú Lương, là vùng đất cao thuộc thôn Vân Nội có khu mộ táng rộng trên 1 vạn m2 của Viện Khảo cổ vào tháng 12 năm 2004 đã rút ra những nhận xét rất đáng quan tâm. Chỉ với 4 hố khai quật gần Mả Đế trên diện tích rộng 248 m2, nhóm khảo cổ đã tìm thấy 28 ngôi mộ, gồm 18 mộ đất và 9 mộ thân cây. Những mộ thân cây đều ở dạng hung táng với đồ tùy táng là những rìu đá, khuyên tai đá; đồ đồng có rìu, dao, khuyên tai, hoa tai, thạp, đĩa, mâm... Theo các nhà nghiên cứu, giới hạn trên của khu di tích Phú Lương có thể tồn tại từ thế kỷ thứ 5 đến thứ 4 trước công nguyên. (Hà Văn Phùng 1985)
Từ những nguồn thông tin thu nhận được, đối chiếu với những dấu tích hiện còn, nhiều địa danh cổ và thực tế hiện nay có sự thống nhất. Từ phát hiện khảo cổ tại xứ đồng Mả Đế và những di cốt, di vật được tồn tại từ trước Công nguyên; người ta cho rằng: Phong Châu, kinh đô xưa của các Vua Hùng, rất có thể đã nằm trên vùng Hà Nội ngày nay
Kinh đô của các vua Hùng, vấn đề cần làm sáng tỏ
Tổng hợp nhiều nguồn tư liệu phân tích, đã nổi lên 2 vùng có khả năng là kinh đô cũ của các vua Hùng và mộ phần Liệt tổ-Liệt tông; đó là Phú Thọ và vùng Hà Nội mở rộng ngày nay.
Phú Thọ hiện có Đền Hùng nằm trên vùng đồi núi trung du thuộc huyện Lâm Thao. Phân tích vị trí hiện nay, nhiều nghi vấn đã được đặt ra. Trước hết, nếu đây là nơi đóng đô của các vua Hùng thì mồ mả Thần Nông, Kinh Dương Vương và Lạc Long Quân được để ở đâu? Mộ Vua Hùng ở Đền Trung là đời thứ 6, vậy mộ các đời Vua khác táng ở nơi nào? Mộ Vua Hùng thứ 6 ở Đền Trung cách Bạch Hạc trên 10 km và phải qua sông Lô, điều này chưa thật phù hợp với nghi thức mai táng Cửu tuyền (nghĩa trang gần nơi cư trú) của người Việt Cổ. Mặt khác, đời sống dân cư thời Hùng gắn với nghề trồng lúa, các Vua Hùng dạy dân cày cấy; làm sao đồi nui Phong Châu, Phú Thọ, từng là rừng rậm bao la, lại thích hợp được với nghề trồng lúa nước?
Trên địa bàn thuộc tỉnh Hà Tây cũ, kết quả khảo sát di vật liên quan đến thời Hùng Vương đã thể hiện sự chuyển tiếp quan trọng của nền văn hóa được phân bố rông và đặc biệt tập trung ở ven sông Đáy nơi có tên cổ Hát Giang. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện, tại Ao Vạc phía tả ngạn, con sông đã tách ra một nhánh chảy qua Nghĩa Lộ, Tổng Xốm rồi đến Khê Tang để đổ vào sông Nhuệ (Đặng Văn Tu 1985). Kiểm chứng những địa danh, di tích còn lưu giữ được liên quan đén kinh đô cổ và mộ phần liệt tổ liệt tông trên một dải dài 30 km (từ Cực Lạc, Sài Sơn, Trầm Sơn Động đến bến đá Ong thuộc Phong Châu cũ), các nhà phân tích rút ra nhận xét:
Hệ thống kinh đô cổ nằm trên một dải bán sơn địa, sau lưng là nguồn lâm sản, phía trước là đồng bằng sông ngòi thuận lợi cho nghề trồng lúa và đánh bắt thủy sản. Nhờ hệ thống sông, suối thuận tiện cho giao thông thủy, tạo thuận lợi để mở mang kinh tế và tiến lui, phòng thủ khi cần. Với địa hình nằm trong dải đứt gẫy sông Hồng cắm sâu vào lòng đất, vùng này còn tiếp nhận được nguồn năng lượng địa khí từ dưới đi lên cùng với thiên khí của dải núi Ba Vì-Tản Viên mang lại. Như vậy là, dải này trùng hợp với đai năng lượng vũ trụ cao để cung cấp nguyên khí cho con người.
Từ những sưu tập và khảo cứu tiến hành, không ít ý kiến cho rằng: Trung tâm định đô của các thế hệ trước Kinh Dương Vương đã tập trung ở vùng Thạch Thất, Quốc Oai, Chương Mỹ; từ Kinh Dương Vương đến cuối nhà Hùng, kinh đô của nước Văn Lang nằm trên vùng đất Hà Đông và huyện Thanh Oai ngày nay. Vùng di tích Đền Hùng (Phú Thọ) có sau trung tâm Kinh đô cổ thuộc đất Hà Nội ngày nay. Một số phả kín trong vùng còn hé lộ, vào thời Nguyễn và khi giặc Pháp chuẩn bị xâm lược nước ta, các bậc tiền bối đã đưa con cháu lên khu vực Đền Hùng ngày nay để tránh con mắt dòm ngó của kẻ thù và chuẩn bị nơi thờ tự Tổ tiên lâu dài (Nguồn gốc dân tộc Việt và nền văn minh Việt cổ tập III).
Đôi dòng suy ngẫm
Trên một nghìn năm Bắc thuộc, một trăm năm Pháp thuộc, những di tích của cha ông vẫn còn và trường tồn trong ký ức của mọi người dân. Đáng tiếc là vì những lý do khác nhau, không ít cổ vật, địa danh văn hóa, mồ mả tiền nhân đã bị mai một, không còn trong quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa khẩn trương.
Nhà văn hóa Phạm Văn Đồng trong nhiều phát biểu từng nhắc nhở “Rồi đây, sau khi chiến tranh kết thúc, chúng ta xây dựng cơ bản, chúng ta đào, cuốc, phá; có thể sự mất mát sẽ rất to lớn. Phải tìm mọi cách giữ gìn cho được, bảo tồn cho được. Nếu không có cách khác thì cứ bảo tồn trong lòng đất cũng là rất tốt...”
Từ truyền thống uống nước nhớ nguồn và ý thức tìm về cội nguồn dân tộc, những thông tin bằng tâm huyết nghiên cứu sưu tầm nhóm nghiên cứu gợi ra là những tư liệu rất đáng quan tâm, cần được thẩm định sớm để có giải pháp bảo tồn, bởi nếu mất đi thì chúng ta khó có cơ hội để mà tìm lại.
Dấu tích các vua Hùng ở Hà Nội ngày nay
TCCT
Kinh đô Tổ tiên lựa chọn thường ở nơi tích tụ nguyên khí, gọi là “khí thiêng đất nước” là“tứ địa linh thuần châu”. Hơn một nghìn năm Bắc thuộc và gần 100 năm thực dân Pháp đô hộ, bọn thống trị đã mang