Đẩy mạnh xuất khẩu lao động

Hỗ trợ vốn, giảm chi phí, tạo nguồn lao động có chất lượng, mở rộng kênh thông tin về xuất khẩu lao động (XKLĐ)… là những tiêu chí nhằm tháo gỡ vướng mắc để đẩy mạnh chương trình XKLĐ, đạt kế hoạch nử

 

Với những người lao động (NLĐ) đi làm việc ở nướcngoài, vấn đề khó khăn đầu tiên mà họ gặp phải là tài chính, vì chi phí phải trả cho chuyến đi rất lớn. Cho nên, ngoài những nguồn vay mượn khác nhau thì ngân hàng (NH) vẫn là địa chỉ người lao động mong đợi nhất. Nắm bắt được nhu cầu đó, nhiều NH đã phối hợp với Cục Quản lý lao động nước ngoài (thuộc Bộ LĐ-TB-XH) tổ chức, giới thiệu dịch vụ cho vay vốn phục vụ đối tượng XKLĐ.

Về phía NH, đây là một thị trường tiềm năng, vừa tạo được nguồn ngoại tệ lớn, tăng thu từ các dịch vụ chuyển tiền, số dư nợ cho vay của NH cũng tăng lên hàng năm. Bên cạnh đó, các NH còn có hình thức cho vay vốn theo dạng tín chấp, với lãi suất ưu đãi 0,65%/tháng.

Tuy nhiên, trên thực tế, số lao động được vay vốn chưa nhiều, một số NH còn ngần ngại vì sợ NLĐ bỏ trốn, không tự giác chuyển tiền trả nợ, bị trả về nước trước thời hạn… hay NLĐ chỉ thích đi Nhật Bản, Hàn Quốc, các nước châu Âu làm việc nên số giải ngân thực tế chưa cao.

Đẩy mạnh việc cung cấp thông tin cho đối tượng XKLĐ

Trước thực trạng NLĐ thiếu thông tin về thị trường lao động nước ngoài, thủ tục, tổ chức môi giới uy tín… ngày 7-3, tại Cần Thơ, Hiệp hội XKLĐ, Bộ LĐ-TB-XH và Ngân hàng thế giới đã tổ chức Hội nghị thông tin về XKLĐ. Hội nghị đã thảo luận và giải đáp nhiều vấn đề NLĐ thắc mắc như: quy định mức sàn thu phí tuyển dụng, xóa bỏ sự cạnh tranh thiếu lành mạnh, mức chi phí môi giới phải hợp lý, mở rộng kênh thông tin XKLĐ giúp cho người lao động hiểu biết chính xác, hạn chế những rủi ro, tránh bị lừa đảo… Bên cạnh đó, chú ý khâu tuyển chọn và đào tạo nhằm nâng cao chất lượng lao động.

Thị trường Trung Đông – tín hiệu vui cho NLĐ

Năm 2006, VN sẽ mở rộng thị trường XKLĐ sang các nước Trung Đông. Đây là thị trường nhiều tiềm năng, có thể tiếp nhận khoảng 50.000 lao động VN bao gồm lao động phổ thông, lao động kỹ thuật, lao động giúp việc nhà với mức thu nhập trung bình khá. Bộ trưởng Bộ LĐ-TB-XH Nguyễn Thị Hằng cũng đã khảo sát và chính thức đặt quan hệ với thị trường Trung Đông.

Tuy nhiên, khu vực Trung Đông khí hậu nóng bức kéo dài, sự khác biệt về văn hóa và nhất là tình hình an ninh tương đối phức tạp là trở ngại lớn nhất khiến NLĐ còn e dè khi đến thị trường này. Công ty Suleco (TP.HCM) vừa ký hợp đồng đưa khoảng một ngàn lao động có tay nghề kỹ thuật, nhân viên quản lý và kỹ sư cơ khí sang Quatar làm việc với mức lương khởi điểm 500-1000 USD/người/tháng, thời gian làm việc hai năm và có thể gia hạn. Ngoài ra, còn tuyển thêm một số lao động phục vụ trong các khách sạn 5 sao với mức lương khởi điểm là 216 USD/người/tháng.

Việc mở rộng thị trường lao động sang Trung Đông là tín hiêïu vui cho người lao động, đặc biệt là lao động kỹ thuật, sinh viên mới ra trường đang thất nghiệp. Đây cũng là một bước tiến để đẩy mạnh chương trình XKLĐ và đạt kế hoạch đề ra của Bộ LĐ-TB-XH.

 

  • Tags: