Ảnh: VGP/Thanh Thủy Tại Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Thương mại Việt Nam-Trung Quốc 2014 do UBND TPHCM và Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với tỉnh Quảng Châu, Trung Quốc tổ chức ngày 17/4 tại TPHCM, ông Lê Mạnh Hà, Phó Chủ tịch UBND TPHCM cho biết, từ năm 2004 đến nay, Trung Quốc 10 năm liền là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam.
Hiện nay, Trung Quốc là thị trường xuất khẩu số 1 của Việt Nam về các mặt hàng: Máy tính, linh kiện, cao su thiên nhiên, than và gạo. Năm 2013, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu Việt-Trung đạt trên 50 tỷ USD, tăng 22% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, Việt Nam xuất khẩu đạt trên 13,2 tỷ USD (tăng 6%), nhập khẩu gần 37 tỷ USD (tăng 28%).
Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang Trung Quốc hiện nay gồm: Điện thoại di động và linh kiện, thủy tinh và các sản phẩm thủy tinh, hàng dệt may, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, nhiên liệu và khoáng sản, cao su và sản phẩm cao su, nông sản (gạo, lương thực, rau củ quả, chè, hạt điều...), thủy sản tươi sống, hàng thủ công mỹ nghệ, đồ gỗ cao cấp...
Ngược lại, Việt Nam nhập khẩu từ Trung Quốc một số hàng hóa như: Sắt thép, phân bón, chất dẻo, sợi, bông, hoá chất nguyên liệu, máy móc, thiết bị, phụ tùng, tân dược, vải, nguyên phụ liệu dệt may, da, nguyên liệu dược phẩm, hoá chất, thuốc trừ sâu và nguyên liệu, kính xây dựng, thức ăn gia súc và nguyên liệu...
Thời gian qua cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc đã và đang có những chuyển biến tích cực. Từ năm 2011 đến nay, tỷ trọng nhóm hàng công nghiệp trong tổng kim ngạch hàng hóa xuất khẩu sang Trung Quốc đang có xu hướng tăng dần (trên 30% trong khi trước đây chỉ 10%). Tuy nhiên, các mặt hàng lương thực-nông sản vẫn có ưu thế.
Đây là một trong những lĩnh vực được lãnh đạo cấp cao hai nước hết sức quan tâm nhằm duy trì đà tăng tưởng kim ngạch, đi đôi với cải thiện cán cân thương mại.
Về đầu tư, xét lũy kế các dự án còn hiệu lực đến ngày 1/1/2014, Trung Quốc có 977 dự án đầu tư tại Việt Nam với tổng vốn đăng ký gần 7 tỷ USD - đứng thứ 9 trong số 101 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư tại Việt Nam. Trong đó, các dự án tập trung chủ yếu trong lĩnh vực chế biến, chế tạo công nghiệp và khai khoáng. Tiếp đến là dịch vụ, nông lâm-ngư-nghiệp và chế biến thuỷ sản, y tế-giáo dục.
Riêng kim ngạch thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Quảng Đông năm 2013 đạt trên 8,8 tỷ USD (tăng trên 43% so với cùng kỳ năm 2012), trong đó giá trị xuất khẩu của Việt Nam đạt khoảng 3,4 tỷ USD. Việt Nam hiện nay rất coi trọng hợp tác kinh tế với tỉnh Quảng Đông, vì đây là một trong những địa phương đi đầu trong việc thực hiện cải cách mở cửa ở Trung Quốc.
Đối với TPHCM, Trung Quốc hiện đang là một trong những đối tác thương mại quan trọng của Thành phố với tổng kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2013 ước đạt trên 8,3 tỷ USD (trong đó xuất khẩu sang Trung Quốc đạt trên 2,6 tỷ USD, giảm 17% và nhập khẩu từ thị trường này đạt gần 5,7 tỷ USD, tăng trên 19% so với cùng kỳ năm trước).
Ông Quách Nguyên Cường, Cục trưởng Cục Hợp tác Đối ngoại Quảng Đông cho biết, Diễn đàn sẽ là cơ hội để 2 Thành phố kêu gọi đầu tư khai thác thị trường nhằm thúc đẩy DN hai bên hợp tác khai thác thị trường mới nổi như ASEAN, Nam Á, qua đó hướng tới những thị trường lớn, thị trường nhiều tiềm năng khác.
Với hình thức "Chính quyền bắc cầu, Hiệp hội thương mại kết nối, DN gặp gỡ, giao lưu và hợp tác", Diễn đàn lần này đã ký kết 4 bản ghi nhớ, 2 hợp đồng thương mại trong việc hợp tác, giao thương và đầu tư song phương giữa 2 địa phương của 2 nước.
Trong khuôn khổ Diễn đàn, các công ty của hai bên đã ký kết tiêu thụ 240.000 tấn gạo với giá trị đạt 100 triệu USD và 80.000 tấn bột sắn với giá trị 40 triệu USD.
function PrintPopup() { window.open('/Utilities/PrintView.aspx?distributionid=197522', '', 'width = 890,height = 480,location= yes, resizable=yes,scrollbars=yes, toolbar=no,location=no,menubar=no'); } function EmailPopup(url) { window.open('/Utilities/Email4Friend.aspx?news_url=' + url, '', 'status=no,toolbar=no,scrollbars=yes,titlebar=no,menubar=no,resizable=yes,width=640,height=480,directories=no,location=no'); return false; } function socialShare(type, title, link) { title = typeof title !== 'undefined' ? title : document.title; link = typeof link !== 'undefined' ? link : window.location.href; var eTitle = encodeURIComponent(title); var eLink = encodeURIComponent(link); switch (type) { case 'fb': window.open('http://www.facebook.com/sharer.php?u=' + eLink + '&t=' + eTitle); break; case 'tw': window.open('http://twitter.com/home?status=' + eTitle + ' ' + eLink); break; case 'zm': window.open('http://link.apps.zing.vn/share?u=' + eLink + '&t=' + eTitle); break; case 'lh': window.open('http://linkhay.com/submit?url=' + eLink + '&title=' + eTitle); break; } return false; } function sns_click(type) { var sns_sharekey; if (type == "facebook") { sns_sharekey = 'http://www.facebook.com/sharer.php?u='; } else if (type == "zingme") { sns_sharekey = 'http://link.apps.zing.vn/share?url='; } else if (type == "googleplus") { sns_sharekey = 'https://plus.google.com/share?url='; } u = location.href; t = document.title; window.open(sns_sharekey + encodeURIComponent(u) + '&t=' + encodeURIComponent(t), 'sharer', 'toolbar=0,status=0,width=626,height=436'); return false; }