Trả lời: Vấn đề bạn hỏi chúng tôi xin được trả lời như sau:
Quyết định số 19/2008/QĐ-BCT ngày 24/7/2008 của Bộ Công Thương ban hành Quy chế cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa mẫu D để hưởng các ưu đãi theo Hiệp định về chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT) để thành lập Khu vực thương mại tự do ASEAN (AFTA) có quy định:
Hàng hóa nhập khẩu vào lãnh thổ của một nước thành viên (là một trong các bên tham gia Hiệp định CEPT-AFTA) được coi là có xuất xứ và đủ điều kiện để được hưởng ưu đãi thuế quan nếu hàng hóa đó đáp ứng một trong các quy định về xuất xứ dưới đây:
1. Có xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại lãnh thổ của một nước thành viên xuất khẩu;
2. Không có xuất xứ thuần túy hoặc không được sản xuất toàn bộ tại lãnh thổ của một nước thành viên xuất khẩu, nhưng đáp ứng các quy định thuộc những trường hợp sau:
a) Hàng hoá có xuất xứ không thuần tuý được coi là có xuất xứ tại nước thành viên nơi diễn ra việc sản xuất hoặc chế biến hàng hoá đó nếu:
- Hàng hoá có hàm lượng giá trị khu vực (hay còn gọi là hàm lượng giá trị ASEAN, gọi tắt là RVC) không dưới 40% hoặc tất cả nguyên liệu không có xuất xứ sử dụng để sản xuất ra hàng hoá đó trải qua quá trình chuyển đổi mã số hàng hoá ở cấp bốn (4) số (CTH);
* Công thức tính RVC:
Công thức trực tiếp:
Công thức gián tiếp:
Việt Nam sử dụng công thức tính gián tiếp để tính hàm lượng giá trị ASEAN.
- Không xét đến trường hợp trên, Quyết định số 19/2008/QĐ-BCT cũng đưa ra Phụ lục 2 (Quy tắc cụ thể mặt hàng) trong đó quy định các tiêu chí đối với từng hàng hoá cụ thể mà nếu đáp ứng hàng hoá đó sẽ được coi là hàng hoá có xuất xứ.
b) Hàng hóa có xuất xứ của một nước thành viên được sử dụng làm nguyên liệu tại lãnh thổ của một nước thành viên khác để sản xuất ra một sản phẩm được hưởng ưu đãi thuế quan sẽ được coi là có xuất xứ của nước thành viên sản xuất ra sản phẩm đó.