Dọc các tỉnh biên giới giáp danh hai nước
Việt Nam – Lào, người dân tộc Lào, dân tộc Thái, người Lự, người
Khơ Mú có nhiều điểm giao thoa văn hoá.Và, trong dòng chảy giao thoa và không ngừng
tiếp biến, nét văn hóa độc đáo của đồng bào các dân tộc giúp người dân Na Sang II , xã
Núa Ngam, huyện Điện Biên được lưu truyền và phát triển thành nghề dệt thổ cẩm
truyền thống với nhiều sản phẩm hấp dẫn du khách trong và ngoài nước.
Năm 2004, Na Sang II là bản đầu tiên của tỉnh Điện Biên được Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) tại Việt Nam phối hợp với Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển tỉnh đầu tư xây dựng dự án hỗ trợ phát triển nghề dệt thổ cẩm. Trong đó tập trung vào việc đào tạo nghề, hỗ trợ công cụ sản xuất như các khung dệt thủ công và tìm kiếm đơn đặt hàng. Đến nay, thổ cẩm Na Sang II nay trở thành một trong những hợp tác xã điển hình nhất của tỉnh Điện Biên.
Theo ông Nguyễn Văn Bảy, Giám đốc Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển tỉnh Điện Biên cho biết, để giúp hợp tác xã vượt qua giai đoạn khó khăn, Trung tâm khuyến công tỉnh Điện Biên đã hỗ trợ bà con tổ chức lớp đào tạo nghề, cung cấp thêm một số lượng đáng kể nhân công cho hợp tác xã. Quảng bá rộng khắp sản phẩm của hợp tác xã thông qua các hội chợ, triển lãm trong và ngoài tỉnh, trên các phương tiện truyền thông...
Năm 2004, hợp tác xã Dệt thổ cẩm Na Sang II ra đời thúc đẩy nghề thủ công truyền thống ở Na Sang II phát triểnCũng từ năm 2004, hợp tác xã Dệt thổ cẩm Na Sang II ra đời thúc đẩy nghề thủ công truyền thống ở Na Sang II phát triển, tạo việc làm, thu nhập ổn định cho bà con trong bản. “Tính đến năm 2017, hợp tác xã có gần 40 thành viên. Khi nào có đơn đặt hàng đều phân chia công việc đều đặn cho mỗi người, tính ra thu nhập của xã viên cũng khá ổn định, khoảng 2 – 2,5 triệu đồng/tháng”, anh Lò Văn Thoong, chủ nhiệm hợp tác xã Dệt thổ cẩm Na Sang II cho hay.
Gần 30 năm gắn bó với nghề dệt thổ cẩm, chị Lò Thị Tuyết, 40 tuổi cho biết: “Trước kia bà con thường dệt tràn lan, tùy hứng, thích gì dệt đó. Từ ngày hợp tác xã được thành lập, bà con tập trung dệt sản phẩm theo nhu cầu của khách hàng. Có hợp tác xã, công việc của chị em trong bản nhiều hơn, thu nhập cao hơn. Những khi có đơn hàng lớn, chị em phải làm việc cả ngày, đến đêm muộn để kịp cung ứng sản phẩm”.
Chị Lò Thị Tuyết, xã viên hợp tác xã cho hay "Từ ngày có hợp tác xã, công việc của chị em trong bản nhiều hơn, thu nhập cao hơn"Theo anh Lò Văn Thoong, nếu như trước kia,
nguyên liệu, dệt vải, nhuộm màu, nhuộm chỉ là 100% do đồng bào tự tay sản xuất
thì ngày nay phần lớn chất liệu sợi có sẵn ở Điện Biên, ở Hà Nội và cả bên Lào.
Ở bản Na Sang II này, phụ nữ từ bé đến lớn ai cũng biết quay sợi dệt vải từ khi còn bé. Người con gái khi về nhà chồng phải biết dệt vải, may thổ cẩm. Chỉ cần nhìn qua và nghe tiếng thoi đưa trên khung cửi là có thể đánh giá người con dâu có khéo tay hay không…” anh Thoong cho biết biết thêm.
Những hoa văn đặc trưng trên thổ cẩmTận mắt chứng kiến chị Lò Thị Tuyết dệt vải, mới nhận thấy hết sự kỳ công, công phu và lòng kiên nhẫn của người phụ nữ Na Sang II . Theo chủ nhiệm hợp tác xã Lò Văn Thoong, nghề dệt thổ cẩm được lưu giữ từ những người phụ nữ thế hệ trước và truyền lại cho con cháu đời sau. Để dệt được những tấm vải thổ cẩm hoàn hảo đòi hỏi người dệt phải trải qua rất nhiều công đoạn. Từ khâu lên ý tưởng, họa tiết đến việc chọn sợi, chọn màu... tất cả được làm hết sức tỉ mỉ, thủ công với những công cụ thô sơ nên chỉ những người phụ nữ mới có thể kiên trì làm được.
Rộng đường xuất ngoại
Từ sau khi JICA phối hợp với Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp tỉnh Điện Biên hỗ trợ, về cơ bản nghề dệt thổ cẩm của bà con đã dần được khôi phục. Nhiều sản phẩm đã vươn ra thị trường nước ngoài.
Theo ông Nguyễn Văn Bảy, sau khi hợp tác xã Na Sang II ra đời, có không ít các hộ kinh doanh sản phẩm lưu niệm tới Na Sang II tìm hiểu và đặt hàng. Họ đến chụp ảnh mẫu mã sản phẩm, dập thành catalogue gửi lên hợp tác xã và từ đó đặt mẫu sản phẩm, hoa văn.
Hiện nay, nhiều sản phẩm dệt của hợp tác xã Na Sang II đã vươn ra thị trường nước ngoàiAnh Lò Văn Thoong cũng cho biết, trước kia sản phẩm của bà con phải ký gửi tại bản Mền (một điểm du lịch của người dân tộc Thái tại thành phố Điện Biên Phủ) thì hiện nay, bình quân mỗi năm hợp tác xã xuất 6-7 đơn hàng xuống Hà Nội. Sản phẩm của hợp tác xã cũng đang được tiêu thụ tại một số các điểm du lịch nổi tiếng tại khu vực phía Bắc như: Sapa (Lào Cai), Mai Châu (Hòa Bình)…
Ngoài ra, người dân nước Lào sinh sống trong khu vực giáp biên giới Việt Nam-Lào tại Điện Biên cũng sang tận Na Sang II mua sản phẩm. Không những thế, họ còn sang học nghề mua nguyên liệu về sản xuất. Về nguyên liệu, ngoài việc tự sản xuất, hợp tác xã đã thu mua từ Hà Nội, Lào về. Mẫu mã thì do một số thợ giỏi thiết kế, hướng dẫn và bao tiêu sản phẩm bà con làm ra.
Chị Lò Thị Ca, thành viên hợp tác xã cũng
cho biết, Na Sang II hiện có 77 nóc nhà thì 100% các hộ đã biết và đang dệt vải
bán cho hợp tác xã. Thu nhập của bà con không còn phụ thuộc vào nương rẫy mà chủ
yếu từ nghề dệt thổ cẩm. Mỗi hộ gia đình trong bản cũng được hợp tác xã hỗ trợ
từ 1-2 khung dệt.
Năm 2015, sản phẩm khăn quàng hoa văn họa tiết mới của hợp tác xã dệt thổ cẩm Na Sang II đã được bình chọn là sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu tỉnh Điện Biên. Đây cũng là mặt hàng đang rất được khách du lịch ưa chuộng. Có được những thành tựu như trên là nhờ công tác khuyến công luôn hỗ trợ, sát cánh ngay từ đầu mà còn là chỗ dựa tinh thần rất lớn giúp hợp tác xã vượt qua khó khăn, giúp người dân Na Sang II sống bằng chính nghề truyền thống, chị Lò Thị Ca chia sẻ.
Thổ cẩm Na Sang II được nhiều du khách ưa chuộng
Tuy nhiên, cũng theo chủ nhiệm hợp tác xã Lò Văn Thoong, nghề dệt thổ cẩm ở Na Sang II hiện nay đang gặp khó khăn trong việc sản xuất. Việc dệt thổ cẩm tiêu tốn khá nhiều thời gian và công sức do phải dệt bằng tay với các khung dệt thủ công. Chi phí sẽ giảm đi nếu có khung dệt máy tự động. Mặc dù chất lượng sản phẩm dệt bằng tay được đánh giá tốt nhưng giá của sản phẩm tương đối cao và vì thế khó cạnh tranh được so với sản phẩm cùng loại khác có trên thị trường. Do giá cả của sợi vải nhập từ Lào khá cao trong thời gần đây nên giá bán của sản phẩm nay lại càng cao hơn so với trước. Đồng thời, các xã viên rất thiếu thông tin về thị trường dẫn tới hạn chế về ý tưởng để đa dạng hóa sản phẩm.