Hội thảo này được tổ chức nhằm tuyên truyền giáo dục tới công chúng những vấn đề về biến đổi khí hậu cũng như các chính sách công liên quan. Bên cạnh các bài thuyết trình của MONRE là các bài thuyết trình của Cơ quan phát triển Pháp, Viện môi trường Stockholm, Cơ quan hợp tác kĩ thuật Bỉ và Đại sứ quán vương quốc Anh.
Hội thảo "Đối mặt với những thách thức của khí hậu"Tại Hội thảo, các diễn giả đã trình bày một số nội dung: Nền kinh tế khí hậu mới; Báo cáo đánh giá lần lần 5 của nhóm làm việc liên chính phủ của liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (IPCC AR5): những vấn đề quan trọng và hậu quả đối với Việt Nam; Tóm tắt về toàn cảnh khí hậu tại Việt Nam và giới thiệu về những dự kiến đóng góp do quốc gia tự quyết định (INDC) của Việt Nam; Các dự án giảm biến đổi khí hậu tại Việt Nam; Dự án thích ứng và giảm biến đổi khí hậu tại Việt Nam; Công cụ về sự năng động của con người đối với biến đổi khí hậu.
Theo các diễn giả, Việt Nam là một trong những nước bị ảnh hưởng tồi tệ nhất từ các tác động bất lợi do biến đổi khí hậu, đặc biệt là những vùng ven biển thấp. Với sự biến đổi của khí hậu, các diễn giả cảnh báo Việt Nam đang đứng trước các nguy cơ như nước biển dâng; nhiệt độ tăng cao; các cơn bão mạnh, mưa lớn và ngập lụt sẽ gia tăng.
Đánh giá mức độ rủi ro do biến đổi khí hậu tại Việt Nam trong tất cả các lĩnh vực, các chuyên gia cho biết: trong lĩnh vực an ninh lương thực, Việt Nam là một đất nước sản xuất nông nghiệp do đó sẽ chịu nhiều ảnh hưởng lớn hơn bởi khí hậu, bị tác động khác nhau giữa các vùng, một số vùng sẽ đối mặt với việc suy giảm năng suất. Mực nước biển dâng gây ngập lụt nhiều vùng thấp ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp; Về An ninh tài nguyên nước, sẽ xảy ra hiện tương khan hiếm nước ở nhiều khu vực do lượng mưa có biến động mạnh giữa các vùng và các mùa trong năm. Lượng mưa mùa khô có xu hướng giảm trong khi mùa mưa có xu hướng tăng; Về rủi ro thiên tai đối với người dân, số lượng các cơn bão có giảm hoặc không thay đổi nhưng hoạt động của các cơn bão mạnh có chiều hướng gia tăng, mưa lớn do bão cũng gia tăng. Đặc biệt, Việt Nam thường xuyên bị ảnh hưởng bởi bão và áp thấp nhiệt đới nên gây ra lũ lụt, lũ quét và lở đất thiệt hại về tài sản, nguy hiểm cho tính mạng con người. Cùng với thiên tai là nước biển dâng, nước dâng do bão.
Hiện nay, Việt Nam đang có những nỗ lực để giảm nhẹ biến đổi khí hậu, đặc biệt là trong việc giảm lượng phát thải khí nhà kính, Việt Nam đã phê chuẩn UNFFCC (năm 1994), Kyoto Protocol (năm 2002), Thông báo quốc gia lần thứ nhất (năm 2003), Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu (2008), Thông báo quốc gia lần thứ hai (2010), Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu (2011), Chiến lược tăng trưởng xanh và Kế hoạch quốc gia về biến đổi khí hậu (năm 2012).