Đổi mới doanh nghiệp nhà nước ở Trung Quốc

Doanh nghiệp nhà nước (DNNN) của Trung Quốc bao gồm hai loại: doanh nghiệp 100% vốn nhà nước và doanh nghiệp có cổ phần chi phối của Nhà nước. Trong đó, cổ phần chi phối gồm hai loại: Loại trên 51% và

Sau hơn 24 năm (bắt đầu từ năm 1978) thực hiện cải cách đổi mới DNNN, Trung Quốc đã đạt được những thành tựu nhất định, song cũng gặp không ít khó khăn trở ngại. Các nhà cải cách DNNN Trung Quốc đều có chung đánh giá, các DNNN được thay đổi từ các đơn vị hành chính sang các thực thể kinh tế độc lập. Từ đầu thập kỷ 90, các hướng chính trong đổi mới DNNN tập trung chủ yếu vào việc mở rộng quyền tự chủ của doanh nghiệp; Xây dựng thể chế đại diện quyền sở hữu của Nhà nước và hoàn thiện chế độ doanh nghiệp tự quản; Phát triển DNNN theo mô hình doanh nghiệp hiện đại.

Mở rộng quyền tự chủ của doanh nghiệp là đảm bảo cho doanh nghiệp có sự linh hoạt nhất định trong việc quyết định về kế hoạch sản xuất, mua nguyên vật liệu, phân phối lợi nhuận, quyết định lương và thưởng, hợp tác liên doanh, sử dụng và tuyển dụng cán bộ...

Xây dựng thể chế đại diện quyền sở hữu Nhà nước: Trung Quốc đã thiết lập cơ chế quản lý tài sản Nhà nước, đại diện chủ sở hữu Nhà nước tại doanh nghiệp, nhằm tránh tình trạng Chính phủ “vừa đá bóng vừa thổi còi”. Thông qua Công ty quản lý tài sản Nhà nước, Nhà nước cử người làm đại diện chủ sở hữu, có quy định cụ thể, quyền hạn trách nhiệm đối với người đại diện này. Các công ty quản lý tài sản chủ yếu thực hiện chức năng quản lý vốn, không tham gia vào hoạt động của doanh nghiệp. Các công ty quản lý vốn thường có các bộ phận sau: Văn phòng, nhân sự, tài sản, tài chính, pháp chế, vận hành và quản lý vốn. Chính phủ thay đổi chức năng chính của mình từ chức năng lập kế hoạch sản xuất - kinh doanh, phân bổ các đầu vào và nguồn quỹ, ban hành các hướng dẫn cho các DNNN sang chức năng quản lý công việc hành chính công.

Mô hình doanh nghiệp tự quản đang được Trung Quốc triển khai, là một trong những cơ sở quan trọng nhất nhằm thực hiện mục tiêu cải cách đổi mới DNNN ở Trung Quốc. Mô hình này là sự kết hợp của phương thức kinh doanh của doanh nghiệp ngoài quốc doanh với quản lý nhà nước bao gồm việc tiến hành phi quốc hữu hoá, chuyển từ nhà nước kinh doanh sang các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Trong chế độ doanh nghiệp tự quản, các cổ đông trở thành người chủ thực sự trong doanh nghiệp, đây là mấu chốt của sự cải thiện quản lý DNNN ở Trung Quốc. Các DNNN đã được cổ phần hóa vận hành theo Luật Công ty với mô hình doanh nghiệp tự quản là cơ sở tạo nên sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Việc hoàn thiện chế độ doanh nghiệp tự quản phụ thuộc vào sự nỗ lực của doanh nghiệp và của các cổ đông.

Từ năm 1994, Chính phủ Trung Quốc đã chấp nhận một phương thức cải cách DNNN linh hoạt hơn với đặc trưng là “nắm lớn, bỏ nhỏ”. Chiến lược này tập trung vào việc duy trì hơn 1000 DNNN quy mô lớn, thông qua việc áp dụng thể chế  Trung Quốc đã và đang xây dựng phương hướng, nội dung cải cách và phát triển các DNNN theo mô hình doanh nghiệp hiện đại với những đặc trưng như: Doanh nghiệp có pháp nhân đầy đủ và là người bỏ vốn đầu tư, trở thành thực thể pháp nhân độc lập, được hưởng quyền lợi và nghĩa vụ dân sự, tự chủ kinh doanh theo pháp luật, tự chịu lỗ lãi, nộp thuế theo quy định, có trách nhiệm bảo toàn và tăng giá trị tài sản. Còn người bỏ vốn dựa trên mức vốn đầu tư vào doanh nghiệp được hưởng các quyền lợi chính như: Quyền lựa chọn người quản lý, quyền thu lợi từ tài sản và quyền thông qua các quyết sách quan trọng của doanh nghiệp. Khi doanh nghiệp phá sản, người bỏ vốn chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn trong phần vốn của mình trước số nợ của doanh nghiệp. Nhà nước được coi là người bỏ vốn, không được trực tiếp can thiệp vào hoat động sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp và chỉ quản lý gián tiếp doanh nghiệp với tư cách là một cổ đông. Việc phát triển theo các định hướng này sẽ giúp DNNN khắc phục sự lạc hậu, nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường và giữ được vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Thực hiện mô hình doanh nghiệp hiện đại ở Trung Quốc đã thu được những kết quả tích cực, rút ra được những bài học kinh nghiệm bổ ích để đẩy mạnh cải cách khu vực DNNN với nhịp độ nhanh, giành thắng lợi trong cuộc cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế.

Ngoài ra, Trung Quốc còn áp dụng mô hình quản lý DNNN mới như “Công ty mẹ-công ty con” với các ưu điểm: Việc áp dụng mô hình này đã đẩy nhanh tiến trình đổi mới DNNN, cho phép huy động thêm nguồn lực xã hội đầu tư vào sản xuất - kinh doanh mà vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước vẫn được bảo đảm; Tạo ra cơ sở để giải quyết mối quan hệ trong nội bộ DNNN theo hướng nâng cao quyền hạn và trách nhiệm của các đơn vị tự chủ; Là mô hình cho phép kết hợp một cách hài hòa các loại hình sở hữu trong phạm vi một doanh nghiệp, kết hợp giữa các loại hình DNNN, công ty cổ phần, công ty TNHH có sự đan xen với nhau, hỗ trợ nhau cùng phát triển. Khả năng chi phối của DNNN đối với các thành phần kinh tế khác được duy trì trên cơ sở định hươngs chiến lược, thị trường, công nghệ, lực lượng KHKT... Khi công ty mẹ góp vốn vào công ty con thì đương nhiên, số tiền lợi nhuận của công ty con sau nhiều năm hoạt động phải được chia cho công ty mẹ tương ứng với số tiền mà công ty mẹ đã góp. Như vậy, quá trình tích tụ và tập trung vốn sẽ được thực hiện tốt và nhanh hơn. Bên cạnh đó, thì quyền tự chủ kinh doanh của các công ty con được tăng cường, có khả năng ứng phó linh hoạt với sự biến động của thị trường. Việc hình thành các công ty con dưới hình thức công ty cổ phần còn tạo điều kiện để thu hút vốn, công nghệ và kinh nghiệm quản lý của đối tác đầu tư nước ngoài.

  • Tags: