Nếu kịch bản trên xảy ra, đồng euro sẽ rớt giá sâu. Tuần trước, đồng tiền này đã giảm xuống dưới
1,15 USD lần đầu tiên trong hơn 11 năm.
Đồn đoán bùng lên khi Chủ tịch ECB Mario Draghi nói rằng ông sẽ sử dụng công cụ chính sách quyền
lực nhất của mình trong cuộc chiến chống lại giảm phát.
Chương trình mua tài sản, còn được biết đến là nới lỏng định lượng (QE), được tung ra sau khi giá
tiêu dùng tại Eurozone trong tháng 12/2014 lần đầu tiên giảm trong vòng năm năm qua, làm dấy lên
những lo ngại rằng khu vực này đang đứng trước bờ vực nguy hiểm của vòng xoáy giảm phát. Bên cạnh
đó, Thomas Averill, nhà quản lý thuộc Rochford Capital tại Sydney (Australia), cho hay tại thời
điểm này tình hình kinh tế Eurozone dường như khá trì trệ và cần QE.
Tại thị trường Tokyo, đồng euro giao dịch ở mức 1,1599 USD/euro và 137,02 yen/euro, so với con số
1,1607 USD/euro và 136,85 yen/euro tại New York trước đó.
Trong khi đó, đồng USD tăng giá so với đồng yen, giao dịch ở mức 118,13 yen/USD so với 117,90
yen/USD trước đó, sau khi Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BoJ) hạ dự báo triển vọng giá tiêu dùng
(lạm phát) trong tài khóa 2015 (kết thúc vào cuối tháng 3/2016), khi tình trạng lao dốc của giá dầu
thời gian gần đây gây khó khăn cho những nỗ lực đẩy tỷ lệ lạm phát lên mức mục tiêu 2%.
Động thái của BoJ được đưa ra sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) kết thúc QE và chuẩn bị cho đợt
tăng lãi suất vào giữa năm nay, vốn được xem là động lực "tiếp thêm sức" cho đồng USD.
Trong cùng phiên này, đồng USD giao dịch trái chiều so với các đồng nội tệ khác của khu vực châu Á
- Thái Bình Dương như lên giá so với đồng won Hàn Quốc và đồng baht Thái, nhưng giảm giá so với
đồng SGD Singapore, đồng rupiah Indonesia, đồng TWĐ Đài Loan, đồng rupee Ấn Độ và đồng peso
Philippines./.
Đồng euro xuống giá so với USD trước thềm cuộc họp của ECB
TCCT
Trong phiên giao dịch ngày 22/1, tại thị trường châu Á, đồng euro xuống giá so với đồng USD trong bối cảnh các nhà giao dịch đang ngóng chờ cuộc họp của Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) để xem liệu