Tác động từ nền kinh tế Trung Quốc
Giá quặng sắt đã tăng gấp 8 lần trong 10 năm qua nhờ tăng trưởng vượt bậc của nền kinh tế Trung Quốc. Trong giai đoạn gần đây, Trung Quốc đã đưa ra gói cứu trợ kinh tế trị giá 6,8 nghìn tỷ NDT. Phần lớn số tiền từ gói kích thích kinh tế này được đầu tư cho các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng; các dự án này vốn sử dụng rất nhiều thép và quặng sắt là nguyên liệu đầu vào của sản xuất thép.
Sản lượng thép tại Trung Quốc hiện chiếm một nửa tổng sản lượng thép toàn cầu. Trong 8 năm gần đây, có đến 7 năm, thị trường rơi vào tình trạng thiếu hụt nguồn cung quặng sắt, khi nguồn cung quặng sắt không theo kịp tốc độ gia tăng sản xuất thép của Trung Quốc. Điều này đã kích thích các tập đoàn khai khoáng lớn nhất thế giới như: Rio Tinto, BHP Billiton Ltd và Fortescue Metals Group Ltd gia tăng công suất khai thác quặng.
Tuy nhiên, mọi việc đã thay đổi hoàn toàn khi nền kinh tế Trung Quốc bắt đầu giảm tốc. Tốc độ tăng trưởng trong năm 2013 của Trung Quốc được dự báo sẽ rơi xuống mức thấp nhất trong 10 năm qua. Kinh tế Trung Quốc suy giảm đã khiến nhu cầu sử dụng quặng sắt xuống thấp, đẩy thị trường vào tình trạng dư cung, kéo giá quặng sắt đi xuống. Hiện nguồn cung quặng sắt từ các tập đoàn khai khoáng lớn như Rio Tinto (Australia) hay Vale SA (Brazil) đã tăng lên mức kỷ lục.
Ông Christian Lelong, chuyên gia phân tích của Goldman Sachs tại Sydney (Australia) nhận định: “Tăng trưởng kinh tế Trung Quốc đang chậm lại, khiến công suất sản xuất thép của nước này rơi xuống mức thấp hơn mức bình thường. Đây cũng là xu hướng trong dài hạn đối với ngành sản xuất thép của Trung Quốc. Nhu cầu sử dụng quặng sắt khó có thể tăng mạnh trở lại như trước đây”.
Theo số liệu của hãng The Steel Index Ltd (McGraw – Hill Cos), giá quặng sắt tại cảng Thiên Tân (Trung Quốc) được coi như mức giá quặng sắt chuẩn trên toàn cầu, trong năm nay, đã sụt giảm 4,3%. Trong tháng 5/2013, giá quặng sắt đã rơi xuống mức thấp nhất trong 7 tháng, còn 110,40 USD/tấn khô. Bên cạnh đó, chỉ số Standard & Poor’s GSCI đo lường giá 24 loại hàng hóa cũng đã sụt giảm 1,2%.
Dự báo giá quặng sắt
Theo dự báo của hãng Goldman Sachs, tình trạng dư cung sẽ khiến giá quặng sắt giảm xuống chỉ còn 80 USD/tấn vào năm 2015. Các chuyên gia tham gia khảo sát của hãng tin Bloomberg dự báo giá quặng sắt sẽ đạt mức trung bình 115 USD/tấn trong năm 2014; giảm 17% so với mức hiện tại và xuống mức thấp nhất kể từ năm 2009.
Ông Ian Roper, chiến lược gia giao dịch hàng hóa tại CLSA Ltd (Thượng Hải, Trung Quốc) nhận định: “Trong năm nay, nhu cầu sử dụng quặng sắt vẫn còn tương đối ổn nhưng sang năm 2014, nhu cầu sẽ giảm xuống trong bối cảnh nguồn cung tăng cao.Vào thời điểm này năm sau, giá quặng sắt có thể giảm xuống dưới mức 100 USD/tấn”.
Theo Hiệp hội sắt thép thế giới, lượng thép được sử dụng tại Trung Quốc sẽ tăng thêm 2,5% đạt 686 triệu tấn trong năm 2013, thấp hơn so với mức 3,5% trong năm 2013.
Dự báo nhu cầu nhập khẩu quặng sắt của Trung Quốc
Tập đoàn Goldman Sachs dự báo nguồn cung quặng sắt toàn cầu sẽ tăng 9,7% lên mức 1,27 tỷ tấn trong năm 2014, trong khi đó nhu cầu tiêu thụ chỉ tăng 3,7% đạt 1,19 tỷ tấn.
Trong đó, nhập khẩu quặng sắt của Trung Quốc vốn chiếm 67% nhu cầu tiêu thụ toàn cầu, sẽ tăng 4% đạt 800 triệu tấn. Tốc độ tăng của nhập khẩu quặng sắt toàn cầu sẽ chỉ đạt 2,5% trong năm 2013, mức thấp nhất kể từ năm 2008.
Tình hình dự trữ và đánh giá dư thừa quặng sắt
Các dấu hiệu cho thấy tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc có thể vượt các ước tính sau khi số liệu về sản lượng công nghiệp tăng cao hơn dự báo, đạt 9,7% trong tháng 7. Ngoài ra, chỉ số đo lường sản xuất công nghiệp và dịch vụ cũng tăng trở lại, điều này có thể khiến nhu cầu sử dụng quặng sắt tăng cao trong nửa cuối năm 2013. Trong tháng 7 vừa qua, lượng quặng sắt được Trung Quốc nhập khẩu cũng tăng lên mức kỷ lục, đạt 73,14 triệu tấn, cao hơn 17% so với tháng 6 trước đó.
Giá quặng sắt đã tăng trở lại sau khi rơi xuống mức thấp vào tháng 5/2013 trong bối cảnh các nhà kho tại Trung Quốc tăng cường tích trữ, sau khi lượng quặng sắt dự trữ rơi xuống mức thấp nhất trong 4 năm vào tháng 3/2013. Theo số liệu của công ty Beijing Antaike Information Development Co., tính đến ngày 9/8/2013, lượng dự trữ quặng sắt của Trung Quốc đã đạt 68,92 triệu tấn so với mức 66,2 triệu tấn trong tháng 3/2013. Tuy nhiên, mức dự trữ này vẫn thấp hơn 28% so với cùng kỳ năm ngoái.
Theo đánh giá của ông Mark Pervan, trưởng ban nghiên cứu hàng hóa tại tập đoàn ngân hàng ANZ: “Đến khoảng đầu năm 2014, tình hình thị trường quặng sắt tại Trung Quốc sẽ “ấm” dần lên do giá quặng sắt nằm ở mức hợp lý”. Ông cũng cho biết thị trường đang đánh giá sai về nhu cầu sử dụng quặng sắt của Trung Quốc và sự gia tăng nguồn cung quặng sắt không lớn như ước tính của mọi người.
Tập đoàn Goldman Sachs dự báo, dư thừa cung quặng sắt toàn cầu sẽ đạt 82 triệu tấn trong năm 2014, mức cao nhất kể từ năm 2008 và tình trặng dư cung sẽ kéo dài đến năm 2017. Tuy nhiên tập đoàn Deutsche Bank AG chỉ đưa ra con số 27 triệu tấn, thậm chí chỉ còn 8,8 triệu tấn theo Morgan Stanley. Trong khi đó, tập đoàn UBS AG dự báo dư cung sẽ đạt 150,7 triệu tấn.
Dự báo tình hình khai thác quặng sắt tại Trung Quốc, Ấn Độ
Tập đoàn Goldman Sachs dự báo sự sụt giảm giá quặng sắt sẽ buộc các hãng khai thác có chi phí cao phải đóng cửa. Goldman Sachs ước tính sẽ có khoảng 15% sản lượng thép tại các tỉnh duyên hải Trung Quốc bị cắt giảm trong vòng 2 năm tới. Theo hãng khai khoáng Fortescue Metals Group Ltd (Australia) cho biết, chi phí khai thác quặng sắt tại Trung Quốc mất tới hơn 100 USD/tấn; trong khi hãng Fortescue chỉ mất 60 USD/tấn.
Dự báo Ấn Độ có thể lần đầu tiên trở thành nước nhập khẩu ròng quặng sắt. Theo Liên đoàn công nghiệp khai khoáng Ấn Độ, lượng quặng sắt được Ấn Độ nhập khẩu có thể tăng mạnh lên mức 24 triệu tấn, tính từ nay cho đến ngày 31/3/2014; trong khi đó, lượng quặng sắt xuất khẩu sẽ sụt giảm từ 18 triệu tấn xuống còn 10 triệu tấn. Lệnh cấm khai thác quặng sắt vẫn được duy trì tại bang Goa; hoạt động khai thác của các hãng khai khoáng Ấn Độ cũng bị ảnh hưởng sau khi bang Karnataka thu hẹp việc khai thác quặng sắt.
Dự báo giá quặng sắt sẽ tiếp tục giảm
TCCT
Giá quặng sắt trên thế giới được dự báocó khả năng tiếp tục suy giảm trong ít nhất 4 năm nữa do tình trạng dư thừa lượng cung có thể kéo dài đến hết năm 2017. Các chuyên gia dự báo giá quặng sắt sẽ gi