So sánh với Luật Dầu khí 1993, dự thảo Luật Dầu khí (sửa đổi) đã có những thay đổi về bố cục, kết cấu:
- Bổ sung thêm 3 chương về: trình tự, thủ tục phê duyệt trong hoạt động dầu khí, dự án dầu khí; công tác kế toán, kiểm toán và quyết toán; các chính sách ưu đãi trong hoạt động dầu khí.
- Bỏ 2 chương về: thanh tra các hoạt động dầu khí; xử lý vi phạm.
Về số lượng điều khoản, dự thảo Luật Dầu khí (sửa đổi) đã giữ lại những nội dung điều khoản cơ bản phù hợp với các Hợp đồng dầu khí đã ký đang có hiệu lực và cấu trúc lại để phù hợp với Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật, xem xét sửa đổi, bổ sung một số điều khoản vào Luật.
Mục đích cơ bản của việc xây dựng Luật Dầu khí (sửa đổi) nhằm hoàn thiện khung pháp lý về dầu khí, bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất của hệ thống luật pháp trong các hoạt động dầu khí, phù hợp với các cam kết quốc tế và thông lệ công nghiệp dầu khí quốc tế. Cụ thể: Nâng cao tính thực tiễn, khả thi của Luật Dầu khí, hiệu lực hiệu quả của quản lý nhà nước, phù hợp với các cam kết quốc tế và thông lệ công nghiệp dầu khí quốc tế; Bảo đảm hoạt động dầu khí được an toàn cho con người và tài sản, bảo vệ tài nguyên, môi trường, đem lại hiệu quả, quyền lợi của quốc gia cũng như các nhà đầu tư trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, an ninh quốc gia của Việt Nam và tuân thủ pháp luật Việt Nam; Tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động dầu khí, hạn chế tối đa những khó khăn, vướng mắc do cơ chế, sự không rõ ràng, chồng chéo, bất cập của hệ thống pháp luật; Tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài và tư nhân trong lĩnh vực tìm kiếm, thăm dò và khai dầu khí trong bối cảnh hoạt động dầu khí ngày càng khó khăn, phức tạp nhất là những khu vực nước sâu, xa bờ, nhạy cảm về quốc phòng - an ninh; Hoàn thiện khung pháp lý về dầu khí, bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất của hệ thống luật pháp trong các hoạt động dầu khí, phù hợp với các cam kết quốc tế và thông lệ công nghiệp dầu khí quốc tế; Nâng cao tính thực tiễn, khả thi của Luật Dầu khí, hiệu lực hiệu quả của quản lý nhà nước, phù hợp với các cam kết quốc tế và thông lệ công nghiệp dầu khí quốc tế; Bảo đảm hoạt động dầu khí được an toàn cho con người và tài sản, bảo vệ tài nguyên, môi trường, đem lại hiệu quả, quyền lợi của quốc gia cũng như các nhà đầu tư trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, an ninh quốc gia của Việt Nam và tuân thủ pháp luật Việt Nam; Tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động dầu khí, hạn chế tối đa những khó khăn, vướng mắc do cơ chế, sự không rõ ràng, chồng chéo, bất cập của hệ thống pháp luật; Tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài và tư nhân trong lĩnh vực tìm kiếm, thăm dò và khai dầu khí trong bối cảnh hoạt động dầu khí ngày càng khó khăn, phức tạp nhất là những khu vực nước sâu, xa bờ, nhạy cảm về quốc phòng - an ninh.
Luật Dầu khí (sửa đổi) kế thừa các điều khoản cơ bản của của Luật dầu khí hiện hành, bảo đảm tính ổn định, liên tục của các Hợp đồng dầu khí, Hiệp định đã ký kết (đang có hiệu lực). Đồng thời, bảo đảm tính tương thích, đồng bộ với hệ thống pháp luật hiện hành (không mẫu thuẫn, chồng chéo với các Luật khác), các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên và thông lệ công nghiệp dầu khí quốc tế. Các nội dung chính được sửa đổi, bổ sung gồm: Phạm vi điều chỉnh; Đối tượng áp dụng; Về những quy định chung; Về điều tra cơ bản về dầu khí; Về tiến hành hoạt động dầu khí; Về hợp đồng dầu khí; Về trình tự, thủ tục phê duyệt trong triển khai hoạt động dầu khí và dự án dầu khí; Về công tác kế toán, kiểm toán, quyết toán; Về các chính sách ưu đãi đầu tư trong hoạt động dầu khí; Quyền và nghĩa vụ của nhà thầu; Quyền và nghĩa vụ của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam; Về quản lý nhà nước đối với hoạt động dầu khí; Về điều khoản thi hành.
Bộ Công Thương trân trọng lấy ý kiến rộng rãi của người dân và doanh nghiệp đối với Dự thảo Luật Dầu khí (sửa đổi).
Mọi ý kiến góp ý xin gửi về Vụ Dầu khí và Than - Bộ Công Thương, địa chỉ: 54 Hai Bà Trưng, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Hạn lấy ý kiến của Dự thảo Thông tư trước ngày 22/11/2021.