Quả nếu không về tận nơi và không nghe anh Dương Văn Văn (hộ sản xuất đồng tại thôn Lộng Thượng) kể thì khó ai biết làng đúc đồng Lộng Thượng, xã Đại Đồng huyện Văn Lâm, Hưng Yên còn có cái tên làng Rồng. Trong đó, Cầu Nôm là nơi chuyên thu gom đồng nát về cho làng nghề. Từ những sản phẩm đồng phế liệu này mà llàng Lộng Thượng đã dựng lên nghề đúc đồng truyền thống.
Thật tình cờ, anh Văn lại chính là con trai của ông chủ đúc đồng mà chúng tôi đang cần tìm đến. Chỉ tay về xưởng sản xuất đồng, anh Văn giới thiệu, “Đây là xưởng sản xuất của cha tôi - Dương Văn Viễn. Ông là trưởng thôn Lộng Thượng và cũng là một thợ có tiếng trong nghề. Thăng trầm của nghề đúc đồng Lộng Thượng ông nắm rõ như lòng bàn tay”.
Làng Rồng nổi tiếng với những sản phẩm đúc đồng như đỉnh đồng, lư hương..Ông Diễm cho biết Làng Rồng là làng nghề nổi tiếng với những sản phẩm được đúc từ đồng như: đỉnh đồng, lư hương,... Điều độc đáo ở đây là tất cả các sản phẩm đồ đồng đều được làm hoàn toàn bằng phương pháp thủ công, từ khâu làm khuôn đến sấy khuôn, đúc, rót... Các hộ sản xuất ở đây không lấy tên hiệu, mà dùng luôn tên chồng, tên vợ. Mỗi nhà sản xuất 1 sản phẩm, nhà thì lư hương, nhà thì đỉnh đồng... phân chia rõ ràng.Người thợ làm nghề không chỉ có bàn tay khéo léo, tài hoa mà còn đam mê, tâm huyết với nghề. Ở mỗi công đoạn, mỗi hộ sản xuất đều có những bí quyết riêng để tạo ra được một sản phẩm hoàn chỉnh, đẹp nhất. .
Ở mỗi công đoạn, mỗi hộ sản xuất đều có những bí quyết riêng để tạo ra một sản phẩm hoàn chỉnhVừa nói, ông Viễn vừa dẫn chúng tôi vào nhà anh Dương Văn Quỳnh, 38 tuổi, chủ xưởng đúc đồng: “Đây là một trong những cơ sở sản xuất có quy mô lớn nhất nhì thôn. Anh Quỳnh đây là một nghệ nhân trẻ, nổi tiếng của vùng, từng có nhiều tác phẩm đạt giải cấp tỉnh, cấp quốc gia”.
Anh Dương Văn Quỳnh đang gấp rút gò cho xong đỉnh đồng cỡ 50Trong xưởng, anh Quỳnh đang gấp rút gò cho xong đỉnh đồng cỡ 50. Ông Viễn chỉ một chiếc đỉnh to bằng đồng, nặng tới hàng tấn được bày giữa gian nhà rồi nói, đó là một kỷ lục cả về trọng lượng và họa tiết trang trí. “Ở mỗi công đoạn, người thợ đều có những kinh nghiệm, bí quyết đúc riêng. Ngay từ khâu đầu tiên là làm đất, làm khuôn cũng phải làm sao cho thật mịn để chống nứt và làm cho mặt sản phẩm nhẵn bóng hơn. Hay như thao tác “lấy thịt”, cũng phải chỉnh sửa khuôn sao cho bên trong đồng đều, để khi rót đồng không bị chỗ dày, chỗ mỏng”, nghệ nhân Dương Văn Diễm chia sẻ.
Khởi sắc nhờ nguồn vốn khuyến công
Trước đây xã Đại Đồng, Văn Lâm, Hưng Yên có 4 làng làm nghề đúc đồng gồm: Văn Ổ, Xuân Phao, Lộng Thượng, Bùng Đông, trong đó thợ làng Lộng Thượng có tay nghề cao nhất và vẫn tồn tại đến ngày nay. Sản phẩm của làng nổi tiếng của làng là lư hương, đỉnh, hạc, nến...
Theo lời kể của ông Diễm, năm 2004, sau khi được tỉnh công nhận làng nghề truyền thống, 10 năm trở lại đây, các sản phẩm đúc đồng của làng Lộng Thượng được trưng bày và bán ở 6 tỉnh phía Bắc như: Yên Bái, Hòa Bình, Hải Dương, Hà Nội...
Từ nặn đất, tạo hình, nung đến gọt rũa sản phẩm... tất cả công đoạn đều được làm thủ công bằng tayĐặc biệt vào những dịp cuối năm, các sản phẩm làm ra không kịp tiêu thụ vì ở làng đúc đồng Lộng Thượng không sản xuất đại trà mà sản xuất theo đơn đặt hàng, vì vậy giá thành những mặt hàng ở đây cũng cao hơn nhiều so với các sản phẩm truyền thống của làng nghề khác.
Nhờ có những đơn hàng lớn, thu nhập của hộ dân có thay đổi rõ rệt, bình quân từ 60 triệu đồng/hộ năm 2013 đã tăng lên 180 đến 200 triệu đồng/hộ vào năm 2015.
Có được những kết quả trên một phần là nhờ sự hỗ trợ thiết thực và hiệu quả của các chương trình khuyến công. Theo ông Diễm, thời gian qua thôn Lộng Thượng được Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến Công Thương tỉnh hỗ trợ, mở nhiều lớp đào tạo nghề cho các hộ dân. Bên cạnh đó, Trung tâm khuyến công và Tư vấn phát triển Công nghiệp tỉnh thường xuyên mở các lớp tập huấn, dạy nghề cho các học sinh, sinh viên vừa ra trường, bộ đội vừa xuất ngũ để phát triển kinh tế, đào tạo nguồn nhân lực tương lai.
Thông qua các lớp tập huấn, dạy nghề nhiều lao động đã có trình độ, tay nghề caoĐể nâng cao uy tín và tay nghề cho những người thợ đúc đồng Lộng Thượng, Trung tâm Khuyến công còn thường xuyên tổ chức các chương trình giao lưu, học hỏi kinh nghiệm với các làng nghề đúc đồng nổi tiếng như: Làng đúc đồng Đại Bái, đúc đồng Ý Yên (Nam Định) hay đúc đồng Ngũ Xã (Hà Nội)...
Không chỉ dừng lại ở việc hỗ trợ đào tạo nghề, Trung tâm Khuyến công còn hỗ trợ cho cơ sở sản xuất, Hiệp hội làng nghề tham gia các Hội chợ, Triển lãm ở nhiều tỉnh, thành trong cả nước. Đặc biệt, Hiệp hội còn xây dựng trang web để thông qua hệ thống internet quảng bá và bán sản phẩm chính danh làng nghề…. Nhờ vậy mà thương hiệu làng nghề đang ngày càng được khẳng định, nhiều khách hàng đã biết đến tinh hoa đúc đồng Lộng Thượng và tìm đến tận nơi đặt mua.