[Emagazine] Thành tựu nổi bật ngành khoa học công nghệ và định hướng phát triển của ngành Công Thương

Trên cơ sở Chiến lược phát triển KH&CN ngành Công Thương, các Tập đoàn, Viện nghiên cứu trực thuộc Bộ Công Thương đã xây dựng kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược và đạt được nhiều thành tựu tại nhiều lĩnh vực.

khoa học công nghệ ngành Công Thương

thành tựu khoa học công nghệ

khai thác dầu khí

Là lĩnh vực có trình độ công nghệ tiên tiến, hiện đại, tiệm cận trình độ thế giới. Nhiều công nghệ mới, tiên tiến nhất trong lĩnh vực dầu khí của thế giới đã được áp dụng, đem lại sự phát triển mạnh mẽ cho ngành, đóng góp quan trọng vào sự phát triển của nền kinh tế.

Các công nghệ hiện đại như khoan đơn thân, khoan đa thân, khoan nhiệt độ - áp suất cao, khoan thân giếng nhỏ, khoan dưới áp suất cân bằng, công nghệ xử lý giếng, phương pháp gọi dòng, phương pháp nâng cao hệ số thu hồi dầu đã được áp dụng trong khai thác thứ cấp ở các mỏ như: Bạch Hổ, Rạng Đông, Sư Tử Đen; công nghệ khai thác dầu trong đá móng Granitoid trước Đệ Tam đã được áp dụng tại các mỏ thuộc bể Cửu Long...

Trong chế biến dầu khí, công nghệ làm lạnh sâu dòng khí nguyên liệu (Turbo Expender) đã giúp nâng cao hiệu suất thu hồi lỏng tại nhà máy xử lý khí; công nghệ nén khí CNG được áp dụng trong việc nén khí khô vào các bình chứa cao áp; công nghệ nhập, xuất và tồn chứa LPG lạnh...

Nhiều doanh nghiệp dầu khí Việt Nam đã nghiên cứu, chế tạo và triển khai thành công những công trình mang lại hiệu quả kinh tế và ý nghĩa mang tầm khu vực và thế giới.

công trình dầu khí

Dự án Tam đảo

khai thác khoáng sản

Việc nghiên cứu, đầu tư đổi mới công nghệ đã góp phần tăng sản lượng than toàn ngành bình quân 9,4%/năm, đặc biệt, tỷ lệ khai thác bằng cơ giới tăng vượt bậc, từ 3,3% năm 2010 lên 13,1% năm 2018.

khai thác hầm lò

Trong khai thác lộ thiên, đã áp dụng đồng bộ thiết bị cơ giới hóa công suất lớn, sử dụng bãi thải trong và bãi thải cao để tiết kiệm diện tích đổ thải... Trong khâu sàng tuyển, đã cải tạo và đầu tư công nghệ mới để sản xuất các loại than chất lượng tốt phục vụ xuất khẩu, phát triển các cụm dây chuyền công nghệ tuyển trong môi trường huyền phù tự sinh và huyền phù manhetit tạo ra sự tập trung hóa công tác sàng tuyển, nâng cao hiệu quả, thu hồi tối đa than trong khâu sàng tuyển…

năng lượng điện

Các doanh nghiệp đã đặc biệt chú trọng đổi mới công nghệ, thiết bị thông qua nhập khẩu, làm chủ công nghệ mới, tiên tiến của nước ngoài để phục vụ phát triển nguồn điện, lưới điện, hệ thống điều khiển - điều độ - thông tin - viễn thông điện lực trong nước.

Trên cơ sở triển khai các nhiệm vụ KH&CN, Tổng công ty Thiết bị điện Đông Anh (EEMC) làm chủ hoàn toàn công nghệ và chế tạo thành công máy biến áp truyền tải 110 đến 500 kV cạnh tranh với các hãng nước ngoài, đồng thời tạo áp lực giảm giá bán sản phẩm từ 15-20% so với trước đó.

Đặc biệt giúp ngành điện chủ động trong việc cung cấp các máy biến áp và các sản phẩm thiết bị điện, phục vụ chống quá tải cho lưới điện Quốc gia, khắc phục nhanh sự cố, đảm bảo vận hành an toàn lưới điện và đảm bảo an ninh năng lượng của Quốc gia. Hiện nay EVN đang sử dụng khoảng 835 máy biến áp các loại 110kV, 220kV và 500kV của EEMC, chiếm 43% số lượng máy biến áp trên hệ thống lưới điện truyền tải của EVN.

máy biến áp

cơ khí chế tạo

Trong lĩnh vực máy nông nghiệp, đã chế tạo thành công nhiều sản phẩm phục vụ canh tác, thu hoạch, bảo quản, chế biến các sản phẩm nông - ngư nghiệp, các kho bảo quản phục vụ xuất khẩu và các dự án đầu tư sản xuất các thiết bị phục vụ nông nghiệp và công nghiệp chế biến có giá trị trên thị trường. Các sản phẩm đã xuất khẩu đi một số nước trong khu vực và thế giới.

Trong lĩnh vực máy móc và thiết bị công nghiệp, các đơn vị làm chủ thiết kế chế tạo các thiết bị cơ khí thủy công như: các loại van cung, van phẳng có kích thước lớn, độ phức tạp cao cung cấp cho các công trình xây dựng các nhà máy thủy điện trên cả nước, góp phần đẩy nhanh tiến độ, hoàn thành xây dựng Nhà máy thủy điện Sơn La.

Công trình “Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo, tổ hợp và đưa vào vận hành hệ thống bốc dỡ, vận chuyển than cho nhà máy nhiệt điện đốt than có công suất tổ máy đến khoảng 600 MW” do Viện Nghiên cứu Cơ khí thực hiện, đã áp dụng thành công hệ thống bốc dỡ, vận chuyển than cho nhà máy nhiệt điện Sông Hậu 1 đang mang tới hợp đồng kinh tế ~1.184 tỷ đồng và mở ra hướng phát triển mới cho ngành cơ khí chế tạo trong nước.

Công trình “Hoàn thiện thiết kế và công nghệ chế tạo, chế tạo thử nghiệm lọc bụi tĩnh điện công suất 1.000.000 Nm3/h” do Viện Nghiên cứu Cơ khí thực hiện đã ứng dụng thành công tại Nhiệt điện Vũng Áng 1 và Thái Bình 1. Hiện tại, Viện đã được Doosan (Hàn Quốc) tin tưởng trao hợp đồng cung cấp hệ thống lọc bụi tĩnh điện cho Nhà máy Nhiệt điện Nghi sơn 2.

Công trình “Nghiên cứu thiết kế, hoàn thiện dây chuyền công nghệ, chế tạo bơm đặc thù và bơm công suất lớn phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu” do Công ty Cổ phần chế tạo Bơm Hải Dương chủ trì thực hiện đã chế tạo được các loại bơm đặc chủng cho ngành dầu khí, nhiệt điện, hóa chất, bơm công suất lớn phục vụ thoát nước mỏ, chống úng ngập; làm chủ công nghệ chế tạo được bơm có lưu lượng đạt tới 50.000 m3/h và máy bơm có cột áp lớn nhất đạt đến 500 m; đáp ứng hầu hết các nhu cầu về bơm của nền kinh tế, đạt tỷ lệ nội địa hóa 95-100%, giá bán bằng 80-90% bơm của Hàn Quốc, 60-70% bơm của các nước G7…

Lĩnh vực hoá dược

Việc nghiên cứu và ứng dụng KH & CN trong lĩnh vực công nghiệp hóa dược đã mang lại những giá trị thiết thực với nhiều kết quả nghiên cứu được thương mại hóa, cho sản phẩm có chất lượng tương đương hàng nhập khẩu và giá cả cạnh tranh. Một số sản phẩm điển hình được thương mại hóa từ kết quả nghiên cứu khoa học như: viên nang mềm Cebraton có tác dụng hoạt huyết dưỡng não (được sản xuất và thương mại hóa bởi Công ty Traphaco); sản phẩm thuốc an thần ASAKOYA điều trị mất ngủ (Công ty Dược phẩm Mediplantex); chế phẩm phòng chống khối u từ cây Hoàn ngọc; sản phẩm dầu gấc (Công ty Vimedimex); sản phẩm Rutin từ hoa hòe (Công ty Cổ phần thương mại Dược vật tư y tế Khải Hà);

hoá dược

Công nghệ cao

nhiệm vụ khoa học công nghệ

Các nhiệm vụ khoa học và công nghệ trong giai đoạn này đã tiếp cận, làm chủ và phát triển các công nghệ sinh học hiện đại để tạo ra các chủng vi sinh vật mới có chất lượng tốt, hiệu suất lên men cao và ổn định trong sản xuất ở quy mô vừa và nhỏ; sản xuất và ứng dụng các loại enzyme (bao gồm cả enzyme tái tổ hợp) phục vụ nhu cầu phát triển công nghiệp chế biến.

Nhiều sản phẩm mới có chất lượng tốt, giá cả cạnh tranh (giảm khoảng 60-70%) so với giá sản phẩm nhập ngoại cùng loại, dần chiếm lĩnh được thị trường tiêu dùng Việt Nam.

Việc nghiên cứu, ứng dụng KH&CN trong trong phát triển công nghiệp công nghệ cao đã góp phần quan trọng trong việc thay thế các sản phẩm nhập khẩu, hướng tới xuất khẩu, tạo điều kiện cho người dân được tiếp cận các sản phẩm công nghệ cao với chất lượng tốt và giá rẻ hơn sản phẩm nhập ngoại.

Một số công nghệ đã được nghiên cứu và ứng dụng vào thực tiễn mang lại hiệu quả tốt như: hệ thống thu thập số liệu và điều khiển thiết bị lưới điện phân phối EVNCPC; công nghệ sản xuất collagen, gelatin từ da cá tra của Công ty Cổ phần Vĩnh Hoàn Collagen; công nghệ chế tạo thiết bị hệ thống thu thập, lưu trữ hình ảnh DICOM hệ thống hội chẩn y tế trực tuyến video và phần mềm bảo mật, khai thác cơ sở dữ liệu hình ảnh DICOM phục vụ chuẩn đoán bệnh, dự án "Ứng dụng làm chủ công nghệ sản xuất sợi thủy tinh dùng cho thông tin quang" của Công ty cổ phần thiết bị bưu điện đã đánh dấu bước chuyển lớn trong việc chủ động nguồn nguyên liệu sản xuất và sử dụng sản phẩm công nghiệp công nghệ thông tin trong nước...

 

Thuỳ Linh (thực hiện)