EU hỗ trợ Phát triển Năng lượng bền vững ở Việt Nam

Năng lượng bền vững là một trong hai lĩnh vực trọng tâm trong Hợp tác Phát triển của EU tại Việt Nam trong giai đoạn 2014 – 2020. Tại buổi Hội thảo “Hỗ trợ của Liên minh châu Âu (EU) c

Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050 đề ra mục tiêu phấn đấu đảm bảo cung cấp đủ năng lượng cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Theo đó, đến năm 2020 đạt khoảng 100 - 110 triệu TOE năng lượng sơ cấp và khoảng 310 - 320 triệu TOE vào năm 2050; phấn đấu tăng tỷ lệ các nguồn năng lượng mới và tái tạo lên khoảng 5% vào năm 2020.

Hiện nay, Việt Nam xuất khẩu năng lượng sang Campuchia, Lào và một số nước khác, nhưng trong tương lai gần sẽ trở thành nước nhập khẩu năng lượng. Bộ Công Thương dự kiến sẽ nhập khẩu khoảng 17 triệu tấn than, chiếm 31% nhu cầu than cho phát triển điện vào năm 2020. Ông Trịnh Quốc Vũ, -Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ và Tiết kiệm năng lượng, Tổng cục Năng lượng, Bộ Công Thương cho biết, những khó khăn, thách thức trong Chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả tại Việt Nam. Đó là, hạn chế về nguồn ngân sách và nhân lực trong khi Chương trình phải thực hiện trên phạm vi rộng và đa dạng trong nhiều ngành nghề, từ trung ương tới địa phương; Doanh nghiệp hạn chế về vốn hoặc khó tiếp cận được những khoản vay tín dụng ưu đãi cho các dự án tiết kiệm năng lượng; Nhận thức về tiết kiệm năng lượng của doanh nghiệp nói chung vẫn còn hạn chế và chưa được ưu tiên trong mục tiêu hoạt động.

Tại buổi Hội thảo “Hỗ trợ của Liên minh châu Âu (EU) cho Phát triển Năng lượng Bền vững tại Việt Nam”. Bộ Công Thương và Phái đoàn Liên minh Châu Âu đã thống nhất về cách thức triển khai việc tăng cường hợp tác giữa hai bên trong lĩnh vực năng lượng bền vững. Thỏa thuận này đã được hiện thực hóa thông qua việc ký kết Biên bản thỏa thuận tăng cường hợp tác bởi tiến sĩ Đại sứ Franz Jessen - Trưởng Phái đoàn Liên minh châu Âu tại Việt Nam và Thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng. Bản thoả thuận này đặt nền móng cho việc tăng cường hệ hợp tác giữa hai bên. Thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng cho rằng, đầu tư lớn, cải cách thị trường năng lượng, là những việc cần làm để đáp ứng nhu cầu trong tương lai, cùng với đó là duy trì mức giá phải chăng cho mọi đối tượng tiếp cận, giảm thiểu lượng khí thải cácbon và những tác động đến môi trường của ngành năng lượng. Để đạt được mục tiêu trên, Việt Nam cần sự hỗ trợ để cải thiện việc hoạch định chiến lược phát triển ngành năng lượng, quy hoạch năng lượng, xây dựng thị trường năng lượng cạnh tranh để cải thiện hiệu quả và năng suất của ngành năng lượng, tăng tỷ trọng của các nguồn năng lượng sạch và năng lượng tái tạo, thúc đẩy các giải pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả. Chính phủ Việt Nam đã có những cam kết cũng như đặt những ưu tiên cao nhất cho an ninh năng lượng quốc gia. Hi vọng, chương trình hỗ trợ phát triển năng lượng bền vững của EU sẽ góp phần giúp Việt Nam cải thiện hiệu quả sản xuất và tiêu thụ năng lượng, gia tăng được năng lượng sạch trên tổng năng lượng sản xuất. Mọi người dân được tiếp cận với các dịch vụ về năng lượng một cách tin cậy và bền vững. Năng lượng là lĩnh vực đa ngành, gồm các tiểu ngành khác nhau, với sự tham gia của các bên. Nhưng sử dụng năng lượng hiệu quả sẽ luôn là ưu tiên..

Ảnh minh họa
Ông Franz Jessen, Đại sứ -Trưởng Phái đoàn Liên minh châu Âu tại Việt Nam, chobiết: Khoản viện trợ không hoàn lại trị giá 400 triệu euro sẽ tập trung vào 2 lĩnh vực chính là năng lượng bền vững, chiếm khoảng 85% khoản viện trợ, và pháp quyền tại Việt Nam. Năng lượng bền vững, một trong hai trọng tâm trong hợp tác phát triển của EU tại Việt Nam, giai đoạn 2014-2020. Chương trình của EU sẽ được định hướng theo các nguyên tắc chung trong chính sách phát triển tại EU bao gồm: Một là, việc thiết lập một mối quan hệ đối tác thực sự giữa EU và Việt Nam. Hai là, quyền sở hữu được coi là một điều kiện cần thiết cho tất cả các hoạt động. Ba là, Liên minh châu Âu cam kết sẽ chỉ thúc đẩy và hỗ trợ những chính sách phù hợp và nhất quán với chính sách nội bộ của mình. Bốn là, EU tuân thủ các nguyên tắc của Chương trình hiệu quả viện trợ, do đó sẽ tìm hiểu kỹ về khả năng sử dụng các thủ tục nhà nước để triển khai chương trình. Mục tiêu chính của EU là đóng góp vào việc xác định vào việc phát triển cho Việt Nam về năng lượng bền vững. Vì vậy, EU hướng tới một đối thoại ngành trực tiếp và định hướng kết quả với Chính phủ Việt Nam. EU đã thiết lập một cơ chế phối hợp có khuyến khích các đối tác phát triển và các bên liên quan hưởng lợi từ cơ chế này để làm việc với các bên liên quan hiệu quả, chặt chẽ. Chúng tôi muốn trở thành đối tác chiến lược và thúc đẩy thực hiện chương trình hỗ trợ năng lượng một cách hiệu quả, thuận lợi và bền vững cho người dân Việt Nam./.