Thông tin trên được bà Maylis Labayle, Giám đốc chính sách thương mại của Phỏng thương mại châu Âu
tại Việt Nam (Eurocharm) đưa ra tại Hội thảo "Thị trường EU- Cơ hội và thách thức mới, nhu cầu từ
một số thị trường tiêu biểu" do Cục Xúc tiến thương mại phối hợp với Vụ Thị trường Châu Âu (Bộ Công
Thương) tổ chức sáng 24/9, tại Hà Nội.
Dẫn chứng cho điều này, bà Maylis Labayle cho biết, kim ngạch thương mại hai chiều giữa Việt Nam và
EU không ngừng tăng trưởng. Chỉ tính riêng năm 2013 đã đạt con số 26,6 tỷ Euro, trong đó Việt Nam
xuất khẩu sang EU tới 21,3 tỷ Euro còn nhập khẩu từ EU chỉ là 5,3 tỷ Euro.
"Như vậy, riêng năm 2013 Việt Nam đã xuất siêu sang thị trường EU tới 16 tỷ Euro, một ưu thế rất
lớn để hướng tới cơ hội xuất khẩu tốt hơn khi FTA giữa Việt Nam-EU được ký kết," bà Maylis Labayle
nói.
Cũng theo đại diện Eurocharm, một lợi thế lớn của hàng xuất khẩu Việt Nam khi FTA được ký kết là sự
chuyển giao kỹ thuật và hỗ trợ về về đào tạo cho các doanh nghiệp Việt Nam sang thị trường này sẽ
tăng lên, nhằm đảm bảo tính cạnh tranh tốt hơn cho hàng hóa của Việt Nam tại thị trường này.
"Hiệp định FTA giữa Việt Nam và EU sẽ là đòn bẩy để Việt Nam đi đến ký kết Hiệp định Xuyên Thái
Bình Dương - TPP," bà Maylis Labayle cho biết thêm.
Tuy nhiên, bên cạnh những cơ hội thì một số thách thức cũng được chuyên gia này chỉ ra, đó là việc
xuất khẩu sang thị trường EU phải tuân thủ tính minh bạch và đặt rất cao vấn đề bảo vệ quyền lợi
của người tiêu dùng thông qua nhiều biện pháp và chính sách bảo hộ.
Theo ông Tạ Hoàng Linh, Phó Cục trưởng Cục Xúc tiến Thương mại (Bộ Công Thương) EU hiện đang là đối
tác thương mại quan trọng của Việt Nam, một thị trường phát triển ở trình độ cao nên các hệ thống
kiểm soát về quy chuẩn và tiêu chuẩn hàng hóa tại thị trường này rất phức tạp. Hiện chỉ có khoảng
42% mặt hàng của Việt Nam được hưởng quy chế ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) của EU. Tuy nhiên, nếu
ký thành công FTA với EU, sẽ có ít nhất 90% mặt hàng Việt Nam được hưởng mức thuế 0%.
Do vậy, ngay từ bây giờ doanh nghiệp Việt Nam phải tận dụng mọi cơ hội nhằm nâng cao năng lực cạnh
tranh cũng như tuân thủ các quy định tiêu chuẩn, yêu cầu kỹ thuật, hướng đến mở rộng các cơ hội
thâm nhập vào thị trường này.
Cụ thể là phải chủ động cập nhật thông tin về quá trình đàm phán FTA, các quy định về xuất xứ hàng
hóa để được hưởng ưu đãi, xây dựng kế hoạch để có thể tham gia chuỗi cung ứng trong khu vực. Đồng
thời nắm vững các tiêu chuẩn kỹ thuật, thói quen tiêu dung của thị trường này để đảm bảo khi kết
thúc đàm phán doanh nghiệp có thể tận dụng tối đa các cơ hội xuất khẩu.
Liên minh châu Âu (EU) hiện có 28 nước thành viên và là nền kinh tế lớn nhất thế giới với GDP đạt
18.000 tỷ USD, chiếm 22% tổng GDP toàn cầu. Tổng kim ngạch thương mại của EU xấp xỉ 4.000 tỷ USD,
xuất khẩu dịch vụ của EU đứng đầu thế giới và đầu tư ra nước ngoài bằng gần 40% FDI toàn cầu…
Tính đến hết năm 2013 EU có 1,402 dự án đầu tư trực tiếp vào Việt Nam còn hiệu lực, với tổng vốn
lũy kế đăng kí là 18.024 tỷ USD. Số vốn FDI cam kết của EU tại Việt Nam năm 2013 là trên 656 triệu
USD đứng thứ 6 trong các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.
Vòng đàm phán hiệp định thương mại tự do (FTA) cuối cùng giữa Việt Nam-EU sẽ diễn ra trong hai ngày
25-26/9, tại Đà Nẵng (Việt Nam). Các chuyên gia dự đoán khả năng cuối năm 2014 sẽ hoàn thành việc
ký kết hiệp định này, điều này sẽ mở ra cơ hội gia tăng xuất khẩu, mở rộng quy mô sản xuất, thu hút
đầu tư từ chính các doanh nghiệp EU của Việt Nam là rất lớn./.
GDP Việt Nam có thể tăng tới 15% nếu FTA Việt Nam-EU được ký kết
TCCT
Hiệp định thương mại tự do (FTA) giữa Việt Nam và EU khi được ký kết có thể sẽ giúp tổng sản phẩm nội địa (GDP) của Việt Nam tăng thêm từ 10-15% so với hiện nay. Ngoài ra, FTA sẽ giúp xuất khẩu của Vi