Bối cảnh kinh tế nói chung khi giá dầu tăng hiện nay rất khác so với những cơn sốt giá dầu trước đây, tất cả đều xảy ra đồng thời với hiện tượng phát triển bùng nổ kinh tế do nhiều nền kinh tế họat động quá nóng. Biến động của giá dầu do nhiều nhân tố, nhưng nhân tố chính trị và sự bất ổn trên thế giới với yếu tố tâm lý, là những nhân tố có tác động mạnh, nhân tố quyết định thuộc về quy luật cung cầu. Khi biến động của mặt hàng này trở nên nóng bỏng, thì một cuộc cách mạng về phương thức thăm dò và khai thác dầu khí của các tập đoàn dầu khí lớn cũng đã lặng lẽ gây sức ép giảm giá dầu trong những giai đọan trước đây, đặc biệt là các nước trong tổ chức OPEC. Nhưng nay, tổ chức này theo chu kỳ nhóm họp cũng không làm lay chuyển, kìm hãm và hạ nhiệt được cơn sốt giá dầu, vì nó đã bị chi phối bởi nhiều nhân tố không kiểm soát nổi. Để có thể cạnh tranh với các nước OPEC, các tập đoàn dầu khí đang tìm cách giảm chi phí khai thác dầu thô, ngay cả tại môi trường khắc nghiệt như biển Bắc. Vấn đề về cung cầu dầu khí, cũng như giá dầu trên thế giới thường rất nhạy cảm, nhiều người cho rằng, vấn đề này giống như chiếc hàn thử biểu tác động đến nhiều mặt kinh tế, chính trị trên thế giới.
Kể từ khi bắt đầu có ngành Công nghiệp Dầu khí năm 1860 đến nay, với khởi đầu Công nghiệp Dầu khí Mỹ, rồi khi Nga bắt đầu xuất khẩu dầu ( 1884), và phát hiện vùng dầu Texas vào cuối thế kỷ XIX, những năm đầu thế kỷ XX Venezuela bắt đầu khai thác dầu, đến chiến tranh thế giới lần 2 thì về cơ bản giá dầu cũng chỉ ở mức từ 5 – 7 USD/ thùng. Từ thập kỷ 70 của thế kỷ XX đã liên tiếp xảy ra nhiều cuộc khủng hoảng giá dầu.
Theo kết quả phân tích của Ngân hàng trung ương Đức và IMF, trong tháng 10 – 2004, giá dầu thô qua hơn ba thập kỷ qua đã lên xuống thất thường, các nhà kinh tế đã cho rằng sự lên xuống thất thường được biểu hiện theo đồ thị sau:
Như vậy, nhiều năm qua giá dầu thế giới luôn tăng ở mức cao, đặc biệt là từ năm 2004 đến nay. Những nguyên nhân chủ yếu tác động đến việc tăng giá dầu là:
- Nền kinh tế thế giới tăng trưởng mạnh. Cùng với việc tăng trưởng, thì nhu cầu sử dụng dầu thô cũng tăng theo; đặc biệt là nhu cầu dầu thô của Trung Quốc, Mỹ và ấn Độ, trong đó, Trung Quốc chiếm đến 40% lựơng dầu tăng của tòan thế giới. Năm 2003, Trung Quốc đã vượt Nhật Bản về nhu cầu sử dụng dầu và trở thành nước thứ hai tiêu thụ dầu thô trên thế giới, sau Mỹ. ảnh hưởng của “Nhân tố Trung Quốc” trên thị trường tiêu thụ dầu thô tương đối lớn.
- Từ năm 2003, Mỹ đã tăng mức dự trữ dầu thô chiến lược lên đến 700 triệu thùng; cũng làm cho nhu cầu sử dụng dầu trên thế giới tăng thêm.
- Hiện nay, do giá dầu tăng mạnh, việc dự báo nhu cầu theo những quy luật thông thường đã không phù hợp. Nhiều thập kỷ qua, giá dầu thường tăng vào dịp mùa đông mang tính truyền thống, nay lại tăng ngựơc lại, diễn biến giá dầu rất phức tạp và rất khó dự đoán.
Đánh giá về sự biến động của giá dầu thô, Phòng Thông tin Khoa học của Viện NCKH và Thiết kế Vietsovpetro đã xây dựng sơ đồ biến động giá dầu như sau: (Xem biểu đồ số 2 và số 3)
Cũng theo số liệu của Viện NCKH và TK Vietsovpetro thì năm 2003, giá dầu thô trung bình là 28,4 USD/thùng, 9 tháng đầu năm nay giá dầu cao nhất trong nhiều thập niên qua, giá trung bình là 36,8 USD/thùng.
Việt Nam được xếp vào các nước xuất khẩu dầu mỏ là từ năm 1991 khi sản lượng khai thác mới đạt vài ba triệu tấn. Đến nay, sản lượng dầu khí khai thác và xuất khẩu hàng năm của Việt Nam đã đạt hơn hai chục triệu tấn. Công việc khai thác dầu đã từng bước được hoàn thiện. Tuy vậy, một số block có triển vọng và phát hiện dầu khí vẫn chưa được đầu tư một cách thỏa đáng để khai thác trong những thập kỷ tới. Chính vì vậy, việc có một cơ chế tài chính trong hoạt động dầu khí khi giá dầu lên hoặc xuống là việc làm cấp thiết vì :
Khi giá dầu lên, chỉ riêng đối với XNLD Vietsovpetro - đơn vị chủ công về khai thác dầu trước năm 2004 chiếm gần 80% sản lượng toàn quốc. Với cơ chế tài chính hiện hành, khi tổng doanh thu tăng thì các khoản thu nộp nhà nước tăng và lợi tức của các phía tăng, việc đầu tư cho thăm dò và khai thác dầu được đảm bảo. Những năm gần đây, việc đầu tư cho công tác hiện đại hóa và thay thế thiết bị, công trình mới, được lấy từ nguồn thu thêm do tăng giá dầu, sau khi nộp thuế, đã được các phía đối tác nhất trí phê duyệt. Số liệu về doanh thu và các khoản thu thêm do tăng giá dầu từ năm 1998 đến năm 2004 của Vietsopetro được thể hiện Bảng 1.
Khi giá dầu giảm, thì với các tỷ lệ phân chia sản phẩm đã được định theo tỷ lệ cố định, chi phí đầu tư cho các hoạt động dầu khí cũng phải giảm theo, trong khi nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất và duy trì sửa chữa bảo dưỡng, đặc biệt là cho công tác tìm kiếm thăm dò và gia tăng trữ lượng dầu khí vẫn không giảm. Vì vậy, cần có các giải pháp thích hợp về mặt tài chính:
Thứ nhất, cần quy định, khi giá dầu xuống mức quá thấp, chi phí và đầu tư duy trì các hoạt động dầu khí vẫn được đảm bảo theo mức kế hoạch đã được duyệt theo chương trình kế hoạch ngân sách hàng năm, để đảm bảo sản xuất bình thường.
Thứ hai, nguồn để bù đắp có thể hình thành từ khoản thu vượt mức do giá dầu lên cao. Có thể hình thành quỹ bù đắp hoặc thành lập quỹ bình ổn cho các hoạt động dầu khí do tăng hoặc giảm giá dầu, nhằm đầu tư vào các hoạt động khai thác bình thường và đặc biệt là cho công tác tìm kiếm thăm dò các lô dầu khí đã được đánh giá là có tiềm năng hoặc những lô xa bờ.
Thứ ba, cần áp dụng các biện pháp giảm giá thành sản xuất, tăng tỷ trọng dịch vụ trong các hoạt động dầu khí.
Giá dầu, những tác động đến nền kinh tế Việt nam và Thế giới
TCCT
Giá dầu thô cùng các sản phẩm của nó có vị trí hết sức quan trọng. Mức độ ảnh hưởng của dạng năng lượng này theo dự báo của Tổ chức Năng lượng Thế giới – IEA còn kéo dài trong thế kỷ XXI.
Giá dầu vẫn