Chốt phiên ngày 10/3/2015, tại New York, giá dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) giao tháng Tư giảm 1,71 USD xuống 48,29
USD/thùng. Trong khi đó, tại London, giá dầu Brent biển Bắc giao cùng kỳ giảm tới 2,14 USD xuống
56,39 USD/thùng.
Trong 7 phiên giao dịch vừa qua, có tới 6 phiên giá dầu thế giới giảm.
Trong khi đó, đồng USD mạnh lên so với các đồng tiền chủ chốt khác, chạm mốc cao kỷ lục gần 12 năm
so với đồng euro, do những lo ngại trong tiến trình đàm phán nợ của Hy Lạp và thị trường dự báo Cục
dự trữ liên bang Mỹ (Fed) sẽ sớm tăng lãi suất.
Chuyên gia John Kildfuff tại Again Capital nhận định: "Rõ ràng sự mạnh lên của đồng USD đã tác động
tới thị trường dầu mỏ, cũng như các thị trường cổ phiếu, đặc biệt là cổ phiếu trong ngành công
nghiệp dầu khí."
Bên cạnh đó, "Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) yếu từ Trung Quốc và lo ngại xung quanh những cải cách
kinh tế của Hy Lạp góp phần vào sự suy yếu nền tảng này" - Tim Evans, nhà phân tích tại Citi Futures
nhận định.
Dự báo, tình trạng dư cung dầu mỏ có thể sẽ còn trầm trọng hơn, một phần vì nhu cầu giảm đi khi mùa
Xuân bắt đầu ở khu vực Bắc bán cầu.
Báo cáo triển vọng thị trường dầu mỏ của Bộ Năng lượng Mỹ công bố hôm 10/3 cũng dự báo dự trữ dầu
thô của nước này tiếp tục tăng mạnh trong năm nay./.
Giá dầu thế giới lại tiếp tục giảm mạnh do đồng USD mạnh lên
TCCT
Trong phiên giao dịch ngày 10/3/2015, đồng USD mạnh lên đã gia tăng sức ép đối với thị trường “vàng đen” vốn đã trong tình trạng dư cung và kéo giá dầu thế giới giảm mạnh.