Giá heo hơi hôm nay tại khu vực miền Bắc
Giá heo hơi hôm nay tại miền Bắc giảm rải rác, dao động trong khoảng 48.000 – 50.000 đồng/kg
Cụ thể, sau khi giảm 2.000 đồng/kg, giá heo hơi tại Hà Nam xuống mức thấp nhất khu vực là 48.000 đồng/kg.
Giá heo hơi tại Hà Nội giảm 1.000 đồng/kg, xuống mức 49.000 đồng/kg.
Giá heo hơi tại các địa phương còn lại ổn định, dao động trong khoảng 49.000 – 50.000 đồng/kg.
Giá heo hơi hôm nay tại khu vực miền Trung - Tây Nguyên
Giá heo hơi hôm nay tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên giảm từ 1.000 – 2.000 đồng/kg, dao động trong khoảng 48.000 - 52.000 đồng/kg.
Cụ thể, sau khi giảm lần lượt 1.000 đồng/kg và 2.000 đồng/kg, giá heo hơi tại Hà Tĩnh và Đắk Lắk cùng xuống mức thấp nhất khu vực là 48.000 đồng/kg, ngang với Nghệ An.
Giá heo hơi tại Thừa Thiên Huế giảm 1.000 đồng/kg, xuống mức 49.000 đồng/kg.
Giá heo hơi tại các địa phương còn lại ổn định. Trong đó, mức giao dịch cao nhất khu vực được ghi nhận tại Bình Thuận là 52.000 đồng/kg, các địa phương khác trong khoảng 49.000 – 51.000 đồng/kg.
Giá heo hơi hôm nay tại khu vực miền Nam
Giá heo hơi hôm nay tại khu vực miền Nam giảm tại nhiều địa phương, dao động trong khoảng 50.000 - 53.000 đồng/kg.
Cụ thể, các tỉnh thành gồm Đồng Nai, Vũng Tàu, Đồng Tháp, An Giang, Cần Thơ, Hậu Giang, Bến Tre và Sóc Trăng đang thu mua heo hơi với giá trong khoảng 50.000 - 52.000 đồng/kg, giảm 1.000 đồng/kg.
50.000 đồng/kg là giá heo hơi được ghi nhận tại Bình Phước và Bình Dương sau khi giảm 2.000 đồng/kg.
Cùng mức giảm trên, tại tỉnh Cà Mau, giá heo hơi giảm còn 53.000 đồng/kg.
Giá heo hơi tại các địa phương còn lại ổn định.
Theo dõi giá heo hơi được cập nhật hàng ngày trên Tạp chí Công Thương tại đây.
Đề xuất cơ chế, chính sách hỗ trợ phòng, chống dịch bệnh động vật
Ngày 13/11, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ về cơ chế, chính sách hỗ trợ phòng, chống dịch bệnh động vật.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, khi dịch tả lợn châu Phi lần đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam vào tháng 2/2019, vì nhiều lý do khác nhau nên không thể áp dụng cơ chế được quy định tại Nghị định số 02/2017/NĐ-CP ngày 9/1/2017 của Chính phủ về cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh.
Thực hiện Nghị quyết số 42/NQ-CP, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành các Quyết định về cơ chế, chính sách, đối tượng hỗ trợ, mức hỗ trợ kinh phí phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi năm 2019, 2020. Ở thời điểm hiện tại, các Quyết định này đều đã hết hiệu lực.
Từ đầu năm 2021 đến tháng 10/2023, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có trên 10 văn bản báo cáo Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục cho phép áp dụng cơ chế được quy định tại Quyết định số 2254/QĐ-TTg ngày 30/12/2020.
Sau nhiều lần tiếp thu, giải trình và báo cáo Thủ tướng Chính phủ, ngày 18/10/2023, Văn phòng Chính phủ đã có Văn bản số 8108/VPCP-NN truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang, giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Tài chính và UBND các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện việc hỗ trợ cho người chăn nuôi bị thiệt hại do bệnh dịch tả lợn châu Phi và bệnh viêm da nổi cục theo Nghị định 02/2017/NĐ-CP của Chính phủ, cho đến khi Nghị định quy định về cơ chế, chính sách hỗ trợ phòng, chống dịch bệnh động vật được ban hành và có hiệu lực thi hành.
Về lâu dài, thực ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang, ngày 31/8/2023, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Quyết định số 3687/QĐ-BNN-TY về việc thành lập Ban soạn thảo và Tổ biên tập xây dựng Nghị định quy định về cơ chế, chính sách hỗ trợ phòng, chống dịch bệnh động vật và đang triển khai xây dựng dự thảo để trình Chính phủ ban hành đúng tiến độ.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đang tổ chức xây dựng dự thảo Nghị định và sẽ trình Chính phủ xem xét, ban hành đúng tiến độ vào quý 4/2024.