Hội thảo tập trung thảo luận những nội dung, như: bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và không gian sáng tạo của doanh nghiệp - doanh nghiệp Việt Nam với vấn đề sở hữu trí tuệ trong môi trường toàn cầu hóa.
Hội thảo Sở hữu trí tuệ trong môi trường toàn cầu: Giải pháp khắc phục điểm yếu cho doanh nghiệp. Ảnh VGP/Lê AnhPhát biểu tại hội thảo, ông Nguyễn Quân - Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ khẳng định, quy định về quyềnsở hữutrí tuệ trong các Hiệp định thương mại tự do (FTA) mà Việt Nam tham gia, sẽ mang lại những cơ hội lớn cho các doanh nghiệp nhưng cũng đặt ra những thách thức không nhỏ. Theo đó, sở hữu trí tuệ là công cụ đắc lực cho phát triển kinh tế xã hội của các quốc gia, nhiều doanh nghiệp trên thế giới và Việt Nam đã thành công và có danh tiếng nhờ khai thác có hiệu quả các tài sản trí tuệ, đặc biệt là tạo được một thương hiệu có uy tín, có khả năng cạnh tranh, góp phần nâng cao thị phần và doanh thu cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, cũng theo ông Quân, hiện chúng ta mới chỉ làm tốt việc xác nhận quyền, còn vấn đề bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ vẫn còn gặp nhiều khó khăn, chưa thực hiện tốt.Các đại biểu tham gia thảo luận tại hội thảo.Bà Hoàng Tố Như – Phó phòng Sở hữu trí tuệ - Sở Khoa học và Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh cho rằng, hiện tượng xâm phạm sở hữu trí tuệ ngày càng tinh vi và khó phát hiện hơn, nhất là với các mặt hàng cao cấp có giá trị cao được bán ở các trung tâm thương mại lớn.
Do đó, việc đẩy mạnh quyền sở hữu trí tuệ sẽ làm giảm nạn sản xuất hàng giả, hàng nhái những nhãn hiệu lớn trên thị trường, giúp bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và doanh nghiệp.
Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp tham dự hội thảo cho rằng, việc đăng ký quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam còn khá phức tạp, khó khăn và mất nhiều thời gian, do vậy các doanh nghiệp rất ngại ngần khi đăng ký quyền sở hữu trí tuệ với sản phẩm, sáng chế của mình.
Để các doanh nghiệp vượt qua được thách thức lớn này, chuyên gia kinh tế Võ Trí Thành chia sẻ, các doanh nghiệp cần có động lực sáng tạo tốt, đặc biệt là phải có cách thu hút người tài để tạo năng lực cạnh tranh, tạo ra chất xám trong mỗi sản phẩm. Đây chính là cách tốt nhất trong bối cảnh các biện pháp thực thi bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ (xác lập, đăng ký, thực thi) ở Việt Nam vẫn còn phức tạp.