Gốm Bát Tràng đã được trưng bày tại Bảo tàng Lu-vơ-rơ (Pháp) và nhiều năm nay, Bát Tràng trở thành địa chỉ quen thuộc của nhiều du khách nước ngoài, bởi sự quyến rũ độc đáo, truyền thống lâu đời của nó. Trải qua bao thăng trầm, làng gốm Bát Tràng vẫn trường tồn và ngày càng phát triển, đồ gốm Bát Tràng có mặt tại hầu khắp các tỉnh, thành phố trong nam, ngoài bắc và chiếm lĩnh được thị trường tại nhiều quốc gia trên thế giới.
Vậy mà những ngày này, tới Bát Tràng, nhiều người sững sờ khi thấy các cửa hàng bày bán la liệt nào bát, nào cốc chén, nào đồ lưu niệm... xuất xứ từ Trung Quốc, Hàn Quốc. Khi được hỏi thì người bán hàng bảo rằng, các mặt hàng này vừa rẻ vừa đẹp, lại đa dạng mẫu mã, chủng loại nên bán chạy hơn. Ngay cả Chủ tịch Hiệp hội Gốm sứ Bát Tràng khi trả lời phỏng vấn cũng cho rằng, trong xu thế hội nhập (nhất là từ khi Việt Nam gia nhập WTO) thì việc đồ gốm sứ Trung Quốc tràn sang cũng là chuyện... bình thường. Ðiều đáng nói ở đây, theo ông phải là làm thế nào để Bát Tràng cũng sản xuất được các mặt hàng vừa đẹp, vừa rẻ, vừa bắt mắt, phù hợp thị hiếu người tiêu dùng.
Những điều mà người bán hàng cũng như Chủ tịch Hiệp hội Gốm sứ Bát Tràng nói không sai. Nhưng chúng ta vẫn biết, giá trị lớn nhất của gốm Bát Tràng chính là "truyền thống". Du khách bốn phương đến với Bát Tràng cũng là để được nhìn tận mắt những lò gốm cổ, những lò gốm được sản xuất theo quy trình thủ công, những sản phẩm gốm với những loại men cổ hoặc trang trí hoa văn mang đậm hơi thở cuộc sống được tạo ra từ bàn tay của các nghệ nhân tài hoa ở Bát Tràng... Phải qua nhiều thế hệ, người Bát Tràng mới xây dựng được thương hiệu cho làng nghề. Không thể đổ lỗi cho cơ chế thị trường hay thị hiếu khách hàng, càng không thể chỉ thấy điểm yếu của làng nghề Bát Tràng khi chưa bắt kịp xu thế tiêu dùng, để rồi tạo điều kiện cho những người bán hàng trà trộn các mặt hàng kém chất lượng, không rõ nguồn gốc vào các mặt hàng truyền thống. Nếu có ý thức trách nhiệm thì không chỉ người dân, người bán hàng mà bản thân chính quyền địa phương và các tổ chức, hiệp hội làng nghề phải vào cuộc trước. Nếu muốn vừa giữ được giá trị làng nghề, vừa đạt được yếu tố lợi nhuận thì họ phải phân rõ từng khu vực bán hàng, hoặc quy định đã là sản phẩm có nguồn gốc, xuất xứ từ nơi khác thì không được phép đưa vào làng nghề truyền thống. Nên làm như thế, mới mong giữ được thương hiệu gốm Bát Tràng.
Giữ thương hiệu gốm Bát Tràng
TCCT
Làng Bát Tràng với những sản phẩm gốm truyền thống đã làm nên danh tiếng một làng nghề ven đô. Theo số liệu của Hiệp hội làng nghề Việt Nam, trong số hơn hai nghìn làng nghề truyền thống trên cả nước,