Khoảng cách mức lãi suất gửi tiết kiệm
Biểu lãi suất gửi tiết kiệm của BIDV cũng giống như nhiều ngân hàng khác: Vietcombank, Agribank, Vietinbank hay Techcombank. Tức là chia ra nhiều kỳ hạn 1 tháng, 2 tháng, 3 tháng… 36 tháng.
Thông thường, kỳ hạn càng dài, lãi suất gửi tiết kiệm càng cao. Tuy nhiên, khoảng cách mức lãi suất gửi tiết kiệm giữa các kỳ hạn không phải theo từng tháng, mà gộp 2-3 tháng vào một mức.
Cụ thể, gửi tiết kiệm vào BIDV kỳ hạn 1 tháng, 2 tháng đều cùng mức lãi suất 3%/năm; kỳ hạn 3 tháng, 4 tháng, 5 tháng cùng có mức lãi suất 3,5%/năm; kỳ hạn 6 tháng, 7 tháng, 8 tháng, 9 tháng, 10 tháng, 11 tháng cùng có mức lãi suất 4,5%/năm; kỳ hạn 12 tháng, 13 tháng, 15 tháng, 18 tháng, 24 tháng, cùng có mức lãi suất 5,5%/năm.
Nếu cùng mức lãi suất, chẳng hạn 5,5%/năm thì gửi kỳ hạn ngắn (ví dụ 12 tháng) hay kỳ hạn dài (24 tháng) có lợi hơn. Đây là bài toán hóc búa. Chủ yếu dựa vào suy đoán, sau một năm, lãi suất gửi tiết kiệm sẽ tăng hay giảm. Nếu sau 1 năm, lãi suất gửi tiết kiệm tăng (lên 6%-6,5% chẳng hạn), thì gửi kỳ hạn ngắn (trong cùng mức lãi suất 5,5%/năm) có lợi hơn. Gửi kỳ hạn dài (18 tháng, 24 tháng) sau 1 năm lãi suất gửi tiết kiệm lên 6%-6,5%/năm) khách hàng vẫn tiếp tục hưởng lãi suất gửi tiết kiệm 5,5%/năm.
Nhưng rủi lãi suất gửi tiết kiệm tiếp tục khuynh hướng đi xuống, khách hàng gửi tiết kiệm kỳ hạn ngắn (12 tháng) sẽ thiệt. Ngược lại, khách hàng gửi tiết kiệm kỳ hạn dài “thắng” lớn, vì trong khi lãi suất gửi tiết kiệm xuống 5%/năm chẳng hạn, khách hàng vẫn tiếp tục hưởng lãi suất gửi tiết kiệm 5,5%/năm.
Bài toán khuynh hướng
Trong bối cảnh hiện nay, gửi kỳ hạn ngắn hay dài có lợi hơn. Theo các chuyên gia tiền tệ, lãi suất gửi tiết kiệm khó có thể đi xuống được nữa, bởi 4 lý do căn bản sau.
Thứ nhất, lãi suất gửi tiết kiệm phải “trông” sang các kênh đầu tư khác, gồm vàng, chứng khoán, bất động sản, hay các đồng ngoại tệ chủ chốt khác như đồng USD, đồng EURO. Nếu lãi suất gửi tiết kiệm xuống quá thấp, khách hàng sẽ rút tiền chuyển sang kênh đầu tư khác.
Thứ hai, lãi suất gửi tiết kiệm và cho vay ở trong nước, có liên quan đến mức lãi suất của đồng USD tại Hoa Kỳ. Cuối tháng 9 vừa qua, FED quyết định giữ nguyên lãi suất chủ chốt của ở mức 5,25 - 5,50% giúp các nhà hoạch định chính sách có thêm thời gian để đánh giá nền kinh tế Mỹ, trong bối cảnh tăng trưởng và thị trường lao động đang có dấu hiệu phục hồi.
Chủ tịch FED Jerome Powell cho biết cơ quan này sẵn sàng tăng lãi suất cao hơn mức hiện nay nếu phù hợp. Bởi lẽ, sau 11 lần tăng lãi suất kể từ tháng 3 năm ngoái, lạm phát ở Mỹ đã giảm mạnh nhưng vẫn chưa về mức mục tiêu 2%/năm.
Thứ ba, cuộc chiến Hamas-Israen bất ngờ nổ ra hôm 7/10 khiến các ngân hàng trung ương của nhiều nước, trong đó có EU và Hoa Kỳ bị đẩy vào tình thế tiến thoái lưỡng nan. Các ngân hàng trung ương sẽ phải cân nhắc liệu xung đột tại Trung Đông có kéo lạm phát tăng trở lại hay không, bởi lẽ khu vực này không chỉ có các nước sản xuất dầu lớn, như Iran và Arab Saudi, mà còn có các tuyến vận tải biển quan trọng. Quan chức FED cho biết giá năng lượng tăng cao là rủi ro với triển vọng lạm phát. Còn kinh tế trưởng tại III Capital Management, Karim Basta thì nhận định: “Xung đột này có thể kéo giá dầu tăng, lạm phát tăng, đe dọa triển vọng tăng trưởng”. Nếu tình hình đúng như thế, các ngân hàng trung ương sẽ tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát.
Thứ tư, cuộc chiến Hamas-Israen có thể làm tăng sức hấp dẫn của vàng và các tài sản trú ẩn an toàn như USD.
Từ 4 lý do trên, các chuyên gia tiền tệ cho rằng, thời gian tới, khuynh hướng tăng lãi suất cao hơn là khuynh hướng hạ lãi suất. Do đó, trong cùng mức lãi suất, gửi tiết kiệm kỳ hạn ngắn sẽ có lợi hơn kỳ hạn dài.
Nếu khách hàng gửi 500 triệu vào BIDV, kỳ hạn 12 tháng, lãi suất 5,5%/năm, cuối kỳ sẽ lĩnh bao nhiêu? Để tính tiền lãi khách hàng có thể áp dụng công thức:
Tiền lãi = tiền gửi x lãi suất %/12 x số tháng gửi. Cụ thể, với với 500 triệu đồng, gửi tiết kiệm vào BIDV, khách hàng có thể nhận được: 500 triệu đồng x 5,5%/12 x 12 = 27,5 triệu đồng.