Lãi suất ngân hàng tiếp tục đi xuống
Lãi suất ngân hàng hôm nay, ngày 16/11/2023 tiếp tục ghi nhận xu hướng đi xuống. Mỗi ngày lại thêm vài ngân hàng thương mại hạ lãi suất ngân hàng tiền gửi tiết kiệm. Mới đây nhất, TPBank đã đồng loạt giảm lãi suất tiết kiệm 0,2% cho các kỳ hạn: 1 tháng xuống còn 3,6%; 3 tháng xuống còn 3,8%, 6 tháng xuống 4,8% và 12 tháng xuống 5,35%.
Đặc biệt, trong khi nhiều ngân hàng thương mại có lãi suất ngân hàng gửi tiết kiệm trực tuyến cao hơn gửi tại quầy, thì với TPBank, hai hình thức gửi này có lãi suất ngân hàng như nhau.
Một đơn vị khác giảm lãi suất ngân hàng là DongABank. Kỳ hạn 1 tháng đến 5 tháng từ 4,2% đồng loạt xuống 3,9%; kỳ hạn 6 tháng, 7 tháng, 8 tháng từ 5,2% đồng loạt xuống 4,9%. Kỳ hạn 9 tháng, 10 tháng , 11 tháng từ 5,3% đồng loạt xuống 5,1%. Kỳ hạn 12 tháng từ 5,55% xuống 5,4%.
Theo thống kê từ ngày 1/11/2023 đến 20h ngày hôm qua, 15/11/2023 đã có 22 ngân hàng giảm lãi suất huy động là Sacombank, NCB, VIB, BaoVietBank, Nam A Bank, VPBank, VietBank, SHB, Techcombank, Bac A Bank, KienLongBank, ACB, Dong A Bank, PG Bank, PVCombank, VietA Bank, SCB, Eximbank, OceanBank, BVBank, OCB, TPBank.
Giằng co quyết liệt ở kỳ hạn 12 tháng
Nhìn trên tổng thể, lãi suất ngân hàng gửi tiết kiệm giảm chủ yếu ở các kỳ hạn ngắn, từ không kỳ hạn đến dưới 1 năm. Kỳ hạn 12 tháng trở giữ nguyên hoặc giảm không nhiều.
Lý do là, từ ngày 1/10/2023, các ngân hàng sẽ phải giảm tỷ lệ tối đa nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn xuống mức 30% thay vì 34% như hiện tại. Trong khi đó, theo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, có tới 88% nguồn vốn huy động của các ngân hàng là tiền gửi dưới 12 tháng, song 52% dư nợ tín dụng của hệ thống lại là trung và dài hạn. Do đó, các ngân hàng cạnh tranh nhau thu hút khách hàng gửi tiết kiệm chủ yếu ở các kỳ trung và dài hạn. Trong đó tập trung nhất ở “đấu trường” 12 tháng.
Hiện có 3 ngân hàng có lãi suất ngân hàng gửi tiết kiệm là BaoVietBank, CBBank cùng 5,9%, và Oceanbank 6,0%.
Mặc dù trên thị trường, nhiều ngân hàng đưa ra mức lãi suất rất cao 10,5%, 8,2%, 7,5% cho kỳ hạn 12 tháng, nhưng đều đi kèm theo những điều kiện về số tiền gửi lớn, không có khách hàng đáp ứng. Như PVcomBank yêu cầu gửi tối thiểu 2.000 tỷ để hưởng mức lãi suất 10,5%; HDBank yêu cầu gửi 300 tỷ để hưởng lãi suất 8,2%, hay MSB hiện đang trả lãi suất huy động tại quầy lên đến 9%/năm cho tiền gửi kỳ hạn 12 tháng và 13 tháng với số tiền gửi tối thiểu từ 500 tỷ đồng trở lên…
Hiện sự cạnh tranh thực sự trong thu hút khách hàng gửi tiền kỳ hạn 12 tháng nằm ở 3 ngân hàng BaoVietBank, CBBank, và Oceanbank. Tuy rằng lãi suất thuộc loại “thường thường bậc trung”, nhưng không kèm theo điều kiện gì, và rất có lợi cho người người tiền từ 500 triệu đồng đến 1 tỷ đồng.
Bởi lẽ, nhiều ngân hàng khác áp dụng lãi suất theo số tiền gửi, từ trên 1 tỷ đến dưới 5 tỷ đồng, lãi suất nằm trong khoảng 6% đến 6,1%/năm; từ 5 tỷ đến dưới 10 tỷ đồng, lãi suất nằm trong khoảng từ 6,1% đến 6,5%/năm; từ 10 tỷ đồng trở lên, lãi suất nằm trong khoảng từ 6,6% đến 7,1%/năm. Nhưng cũng các ngân hàng này, gửi số tiền từ 500 triệu đến 1 tỷ thì lãi suất thấp hơn so với 3 ngân hàng nói trên, gồm BaoVietBank, CBBank, và Oceanbank.