C/O
-
Bộ Công Thương sắp ra mắt thử nghiệm ứng dụng mới hỗ trợ doanh nghiệp tự in C/O điện tử
Nhằm hỗ trợ doanh nghiệp in mẫu C/O nhanh chóng, thuận lợi và chính xác, Trung tâm Phát triển thương mại điện tử (Ecomviet) - Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Bộ Công Thương đã xây dựng ứng dụng hỗ trợ in C/O trên PDF theo đúng mẫu do Bộ Công Thương thông báo.
-
Từ 15/10, thương nhân có thể tự in 14 loại Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa
Để tạo thuận lợi và giảm thiểu chi phí cho doanh nghiệp nhằm thúc đẩy xuất khẩu, từ ngày 15 tháng 10 năm 2022 thương nhân đề nghị cấp một số loại C/O có thể tải mẫu C/O và tự in từ Hệ thống eCoSys tại địa chỉ https://ecosys.gov.vn.
-
Doanh nghiệp hưởng lợi nhờ xuất khẩu theo C/O mẫu EUR.1
Theo quy định về cơ chế chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong EVFTA, đối với hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam sang EU, Việt Nam áp dụng hai cơ chế chứng nhận xuất xứ hàng hóa. Trong đó, giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá (C/O) mẫu EUR.1 đã đem lại nhiều thuận lợi cho doanh nghiệp.
-
Điểm chung trong mối quan hệ song phương ở châu Á
Quan hệ song phương Việt Nam - Hàn Quốc, Việt Nam - Nhật Bản có 2 điểm giống nhau. Một là doanh nghiệp Việt Nam tận dụng rất tốt ưu đãi thuế quan thông qua tỷ lệ C/O. Hai là xuất khẩu của Việt Nam sang Hàn Quốc, Nhật Bản có sự dịch chuyển rõ nét từ nhóm hàng khai thác tài nguyên sang hàng công nghiệp chế biến chế tạo.
-
Bộ Công Thương ban hành quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Thương mại ASEAN
Bộ Công Thương vừa ban hành Thông tư 10/2022/TT-BCT sửa đổi, bổ sung một số Thông tư quy định thực hiện Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN.
-
Bộ Công Thương quy định về thời điểm dừng cấp C/O mẫu D cũ
C/O mẫu D theo quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư số 19/2020/TT-BCT được cấp đến hết ngày 31 tháng 10 năm 2022 và được cơ quan hải quan chấp nhận trong thời hạn quy định tại Điều 15 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
-
Từ 01/8/2022, áp dụng Quy tắc cụ thể mặt hàng (phiên bản HS 2017) thuộc Chương Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong VKFTA
Bộ trưởng Bộ Công Thương ký ban hành Thông tư số 09/2022/TT-BCT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 40/2015/TT-BCT quy định thực hiện Quy tắc xuất xứ trong Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Hàn Quốc.
-
Năm 2021, tận dụng ưu đãi thuế quan theo FTA đạt 69,08 tỷ USD
Các hiệp định thương mại tự do, nhất là các FTA thế hệ mới như EVFTA và CPTPP sẽ tiếp tục mở ra những ưu đãi về thuế quan, tạo động lực thu hút đầu tư để tăng năng lực sản xuất, giúp các doanh nghiệp xuất khẩu trở nên chuyên nghiệp hơn trên trường quốc tế.
-
Bộ Công Thương ban hành Quy định về Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định RCEP
Thực hiện cam kết quốc tế trong Hiệp định RCEP, ngày 18 tháng 02 năm 2022, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã ký ban hành Thông tư số 05/2022/TT-BCT quy định Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực.
-
Cải cách kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa nhập khẩu
Dự thảo Nghị định quy định về cơ chế quản lý, phương thức, trình tự, thủ tục kiểm tra chất lượng và kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu sẽ là cơ sở cải cách thực chất công tác kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa nhập khẩu.
-
Hiểu về quy tắc xuất xứ và phòng vệ thương mại để tận dụng tốt hơn cơ hội từ EVFTA
Ngày 16/11/2021, tại Hà Nội, Văn phòng Bộ Công Thương đã phối hợp với Cục Xuất nhập khẩu, Cục Phòng vệ thương mại tổ chức buổi tập huấn truyền thông về “Tận dụng cơ hội từ Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA) để thúc đẩy xuất khẩu trong bối cảnh hậu Covid-19” và “Phòng vệ thương mại sau một năm EVFTA có hiệu lực” dành cho phóng viên các cơ quan báo chí, truyền thông.
-
Cơ cấu lại thị trường xuất nhập khẩu từ các FTAs
Với việc tiên phong mở rộng các thị trường FTA lên tới 60 nền kinh tế, chiếm 75% kim ngạch mậu dịch toàn cầu, các FTA mà Việt Nam đang thực thi đã bổ trợ cho nhau, giúp Việt Nam chủ động phân tán rủi ro, thiết lập chuỗi cung mới, cơ cấu lại thị trường xuất khẩu, nhập khẩu.