giá ngô
-
Giá nông sản thế giới nhích tăng nhẹ, thị trường tập trung chờ các dữ liệu cung - cầu mới
Giá các loại nông sản chủ chốt được giao dịch trên Sàn giao dịch hàng hoá Chicago (CBOT) tăng nhẹ trong phiên giao dịch ngày 11/8 khi thị trường tập trung chờ đợi báo cáo tình hình cung – cầu nông sản toàn cầu mới nhất của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA).
-
Giá thực phẩm toàn cầu hạ nhiệt, giảm tháng thứ 2 liên tiếp
Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc (FAO) cho biết giá lương thực trên toàn cầu đã có dấu hiệu hạ nhiệt sau thời gian dài tăng cao liên tục khi giá ngũ cốc và giá các loại dầu thực vật giảm xuống. Tuy nhiên, giá thịt và giá đường vẫn ở mức cao.
-
Thị trường nông sản thế giới trầm lắng, nhà đầu tư thận trọng dò xét
Các loại nông sản chính trên Sàn giao dịch hàng hoá Chicago (CBOT) giao dịch tương đối trầm lắng trong tuần vừa qua và xu hướng giá vẫn chưa được định hình rõ ràng khi thị trường bị giằng co giữa các thông tin trái chiều về triển vọng nguồn cung với nhu cầu sử dụng trên toàn cầu.
-
Thị trường kỳ vọng Trung Quốc gia tăng nhập khẩu ngô sau đợt mưa lũ lịch sử
Chốt phiên giao dịch ngày 4/8 (theo giờ địa phương), giá các loại nông sản chủ chốt trên Sàn giao dịch hàng hoá Chicago (CBOT) đã có diễn biến trái chiều. Trên thị trường ngô, giới đầu tư đang chờ đợi sự bùng nổ giao dịch khi Trung Quốc có thể gia tăng nhập khẩu bù đắp các thiệt hại do mưa lũ nghiêm trọng tại nước này.
-
Giá nông sản thế giới sụt giảm trước nhiều thông tin trái chiều
Trong tuần vừa qua, các loại nông sản trên sàn CBOT giao dịch tương đối giằng co; trong đó, giá ngô và đậu tương chịu tác động từ nhiều thông tin trái chiều. Chốt phiên giao dịch cuối tuần này (ngày 30/7), giá các loại nông sản chính trên Sàn giao dịch hàng hoá Chicago (CBOT) đều giảm mạnh.
-
Thị trường nông sản thế giới giao dịch trầm lắng, kỳ vọng giá đậu tương tiếp tục tăng
Thị trường nông sản thế giới giao dịch trầm lắng trong phiên ngày 28/7 khi giới đầu tư đối mặt nhiều khoảng trống thông tin. Giới phân tích kỳ vọng giá đậu tương sẽ tiếp tục tăng lên khi nguồn cung thu hẹp và Trung Quốc có thể tăng cường nhập khẩu.
-
Thị trường nông sản thế giới hạ nhiệt dưới áp lực giảm kỹ thuật và chốt lời
Thời tiết khô hạn tại Hoa Kỳ cũng như diễn biến thời tiết cực đoan tại nhiều nơi trên thế giới tiếp tục là tâm điểm của thị trường nông sản thế giới tuần này. Tuy nhiên, áp lực giảm kỹ thuật và làn sóng chốt lời đã đẩy giá ngô, đậu tương và lúa mì giảm xuống.
-
Giá lúa mì tăng mạnh, hoạt động canh tác lúa mì toàn cầu đối mặt thời tiết bất lợi
Chốt phiên giao dịch ngày 21/7 (theo giờ địa phương), giá các loại nông sản chính giao dịch trên Sàn giao dịch hàng hoá Chicago (CBOT) đều tiếp tục tăng lên khi thị trường lo ngại tình trạng khô hạn tại Vùng vành đai canh tác ngô (Corn Belt) của Hoa Kỳ sẽ trở nên nghiêm trọng hơn trong những ngày tới đây.
-
Diễn biến thời tiết bất lợi đẩy giá nông sản thế giới tăng vọt
Thị trường nông sản thế giới vừa ghi nhận một tuần giao dịch tích cực với giá các loại ngũ cốc chính đều tăng lên, đặc biệt là giá lúa mì. Thị trường hiện lo ngại thời tiết khô hạn tại Hoa Kỳ sẽ ảnh hưởng xấu đến năng suất cây trồng. Thời tiết bất lợi cũng làm giảm mạnh sản lượng ngô của Brazil.
-
Đề xuất giảm thuế nhập khẩu giúp đảm bảo nguồn cung nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi
Bên cạnh góp phần bình ổn giá, giảm giá thành đầu vào cho ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi, việc giảm mức thuế suất thuế nhập khẩu MFN đối với ngô còn góp phần giảm giá cho ngành sản xuất khác như bánh kẹo, thực phẩm.
-
Giá nông sản thế giới tăng mạnh, Hoa Kỳ đối mặt với khô hạn quay trở lại
Chốt phiên giao dịch ngày 14/7, giá ngô và đậu tương trên Sàn giao dịch hàng hoá Chicago có xu hướng tăng mạnh trở lại khi thị trường lo ngại các khu vực canh tác chính của Hoa Kỳ sẽ đối mặt với tình trạng khô hạn trong 10 ngày nữa.
-
Thị trường nông sản thế giới tăng giá bất chấp các dữ liệu trái chiều của USDA
Chốt phiên giao dịch ngày 13/7, giá nông sản trên thị trường thế giới có xu hướng tăng lên bất chấp các dữ liệu mới nhất của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ trái ngược với nhận định của thị trường.