nguyên phụ liệu dệt may
-
Tháng 1/2022, Việt Nam xuất hơn 473 triệu USD xơ, sợi các loại
Hiệp hội Bông Sợi Việt Nam vừa công bố Báo cáo thống kê ngành xơ, sợi kỳ tháng 2/2022, theo đó, trong tháng đầu năm nay, lượng xơ, sợi dệt các loại Việt Nam xuất khẩu đạt 144,2 nghìn tấn, trị giá 473,7 triệu USD, tương đương giảm 12,3% về lượng nhưng tăng 20,1% về trị giá so với cùng kỳ năm trước.
-
Xuất nhập khẩu bông, xơ sợi sôi động trong năm 2021, dự báo tiếp tục tăng trưởng năm 2022
Chịu ảnh hưởng từ giá bông thế giới, nhập khẩu bông Việt Nam năm 2021 tăng mạnh về trị giá ở mức 3,23 tỷ USD, tăng 41,6% so với năm 2020; trong khi xuất khẩu xơ, sợi cũng đột phá về kim ngạch, đạt 5,61 tỷ USD, tăng 50,2% so với năm 2020.
-
Luật sư Trần Hữu Huỳnh - thành viên điều hành của VIAC: Chiến lược cho ngành Công nghiệp Dệt May và Da Giày cần được hiện thực hóa
Tham gia góp ý xây dựng hoàn thiện Dự thảo Chiến lược phát triển ngành Công nghiệp Dệt may và Da giày từ năm 2021 đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2035, Luật sư Trần Hữu Huỳnh - thành viên điều hành của VIAC (Trung tâm trọng tài Quốc tế Việt Nam) nhấn mạnh cần có kế hoạch để triển khai Chiến lược này khi được Chính phủ phê duyệt, tránh tình trạng chỉ “vẽ trên giấy”.
-
Xây dựng chiến lược phát triển ngành dệt may gắn với giải quyết điểm nghẽn thiếu hụt nguồn cung
Chia sẻ với Tạp chí Công Thương, ông Vũ Đức Giang - Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) cho rằng cần sớm ban hành Chiến lược phát triển ngành dệt may từ năm 2021 đến năm 2030, tầm nhìn từ 2030 - 2045, kịp thời quy hoạch ngành trên quy mô toàn quốc để tháo nút thắt về nguồn cung nguyên vật liệu thiếu hụt.
-
Khủng hoảng năng lượng tại Trung Quốc: Hoạt động sản xuất Việt Nam có bị ảnh hưởng?
Tình trạng thiếu điện tại Trung Quốc đã khiến ngành sản xuất nước này sụt giảm nghiêm trọng, dẫn đến một số lo ngại về nguyên vật liệu đầu vào cho hoạt động công nghiệp của Việt Nam. Nhưng liệu rằng các doanh nghiệp của ta có đang thực sự chịu tác động lớn?
-
Sợi dài từ polyester (filament) của 4 quốc gia bán phá giá tại Việt Nam
Sau khi thực hiện điều tra chống bán phá giá đối với một số sản phẩm sợi dài làm từ polyester (sợi filament) có xuất xứ từ Indonesia, Malaysia, Trung Quốc và Ấn Độ, Bộ Công Thương đã sơ bộ kết luận các sản phẩm này đang bán phá giá vào Việt Nam.
-
Tăng cường thu hút đầu tư vào sản xuất vật liệu đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu
Tại Việt Nam, ngành sản xuất vật liệu đã và đang trở thành một trong những động lực cho phát triển ngành công nghiệp và của cả nền kinh tế, góp phần giảm nhập khẩu nguyên liệu từ nước ngoài và tối ưu hóa các chi phí đầu tư trong sản xuất của một số ngành công nghiệp. Tuy nhiên, về tổng thể, năng lực sản xuất của công nghiệp vật liệu nước ta vẫn còn nhỏ, năng suất và chất lượng còn nhiều hạn chế.
-
Sản xuất nguyên phụ liệu tiếp tục hút vốn đầu tư, dệt may Việt Nam kỳ vọng tăng trưởng xuất khẩu
Đáp ứng nhu cầu về phần cung thiếu hụt của ngành dệt may, thời gian gần đây đã có không ít dự án đầu tư mở rộng sản xuất xơ sợi, vải được cả doanh nghiệp trong nước lẫn quốc tế công bố. Loạt dự án đầu tư vào sản xuất nguyên phụ liệu sẽ là bàn đạp để dệt may trong nước tận dụng tốt cơ hội từ các FTA trong thời gian tới, đặc biệt chủ động hơn trước những biến động của thị trường, nhất là giữa thời điểm đại dịch Covid-19 gây nguy cơ đứt gãy chuỗi cung ứng như hiện nay.
-
Thúc đẩy xuất khẩu sang khu vực Á - Phi
Trong 70 năm qua (1951 – 2021), với những nỗ lực không ngừng nghỉ của ngành Công Thương, quan hệ thương mại giữa Việt Nam và các nước trong khu vực châu Á, châu Phi ngày càng được phát triển.
-
Nâng cao năng lực sản xuất, kết nối cung cầu công nghiệp hỗ trợ cho ngành dệt may, da giày
Hôm nay (4/12/2020), Trung tâm Hỗ trợ phát triển công nghiệp, Cục Công nghiệp, Bộ Công Thương đã phối hợp với các doanh nghiệp, các hiệp hội ngành hàng tổ chức Hội thảo Kết nối doanh nghiệp công nghiệp Dệt may, Da giày năm 2020.
-
Nguyên phụ liệu dệt may thu hút dòng vốn FDI vượt trội, đón cơ hội từ các FTA
Năm 2020, hàng loạt dự án sản xuất nguyên phụ liệu dệt may đã được khởi công và đưa vào hoạt động nhằm đón đầu cơ hội từ các hiệp định thương mại tự do (FTA), với 90 dự án vào lĩnh vực dệt, tổng vốn 1,245 tỷ USD. Tiếp đến là lĩnh vực nhuộm với 24 dự án, tổng vốn đăng ký 673,3 triệu USD, 109 dự án may với 587,2 triệu USD, 45 dự án sợi với 640,4 triệu USD, 3 dự án sản xuất xơ với tổng vốn đăng ký 1,3 triệu USD.
-
Dệt may chủ động đáp ứng quy tắc xuất xứ trong EVFTA
Nhằm chủ động nắm bắt cơ hội hưởng ưu đãi thuế quan từ EVFTA, thời gian qua, dệt may Việt Nam đã đẩy mạnh kêu gọi dòng đầu tư trong và ngoài nước vào lĩnh vực dệt nhuộm, nâng cao năng lực cạnh tranh để đáp ứng quy tắc xuất xứ trong cuộc chơi mới.