1. Mục đích của cách tính tích luỹ xuất xứ hàng hóa
Trong hệ thống tính tích luỹ, không nhất thiết là các nguyên vật liệu có nguồn gốc xuất xứ ở một khu vực đã trải qua quá trình gia công hoặc chế biến hợp lý, miễn là chúng trải qua quá trình gia công hoặc chế biến vượt ngoài tầm của các hoạt động sản xuất mà theo đó sẽ chưa bao giờ mang lại một vị thế nguồn gốc xuất xứ (các hoạt động tối thiểu như vậy được gọi là việc lắp ráp một cách đơn giản một số bộ phận). Trong cách tính tích luỹ, không chỉ một nước mà tại đó có việc thực hiện quá trình gia công mà còn có một khu vực do nhiều nước thiết lập lên bao gồm trong một hệ thống cách tính tích luỹ đã được xem xét.
2. Cách tính tích luỹ song phương
Các nguyên vật liệu có nguồn gốc ở Thổ Nhĩ Kỳ sẽ được coi là những nguyên vật liệu có nguồn gốc ở nước được hưởng lợi khi nó được kết hợp ở trong một sản phẩm thu được ở nước đó. Không nhất thiết là những nguyên vật liệu như vậy đã trải qua quá trình chế tạo hoặc gia công hợp lý, miễn là chúng đã trải qua quá trình chế tạo hoặc gia công vượt quá các hoạt động được đề cập trong Điều 8 của Quyết định số 2001/3485 về việc quy định và điều chỉnh các thủ tục và nguyên tắc để xác định xuất xứ hàng hoá được hưởng lợi từ GSP trong buôn bán với Thổ Nhĩ Kỳ.
Cách tính tích luỹ xuất xứ song phương là cách đơn giản nhất trong các mô hình tính tích luỹ được áp dụng đối với các công việc giữa 2 nước và chỉ đối với các sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ ở hai nước này. Ví dụ, trong quan hệ thương mại ưu đãi giữa Israel và Thổ Nhĩ Kỳ, các cầu chì mạch điện tiếp hợp sản xuất ở Israel bằng cách lắp rắp các nguyên vật liệu đầu vào có nguồn gốc từ Israel và các vi linh kiện điện tử (microchip) có nguồn gốc xuất xứ ở Thổ Nhĩ Kỳ (có mã số HS là 85.42) được coi là có nguồn gốc xuất xứ từ Israel và có thể có lợi từ việc đối xử ưu đãi khi được nhập khẩu vào Thổ Nhĩ Kỳ. Liệu việc lắp ráp này có được coi là một quá trình biến đổi chủ yếu hay không thì cũng không ảnh hưởng đến kết quả của nó. Tuy nhiên, nếu các nguyên vật liệu đầu vào có nguồn gốc từ nước thứ 3 được đưa vào sử dụng thì những nguyên vật liệu đầu vào này phải được trải qua một quá trình biến đổi thực chất.
3. Cách tính tích luỹ đường chéo góc
Cách tính tích luỹ đường chéo góc nghĩa là nguyên vật liệu đầu vào có nguồn gốc xuất xứ từ bất cứ một nước nào trong số các nước nói trên được phép sử dụng cho việc sản xuất các sản phẩm căn bản sau cùng, ở đó có nhiều hơn 2 nước là những bên ký kết một Hiệp định đơn nhất hoặc có một vài nước cùng nhau tạo lập nên các hiệp định tương tự như trong Hệ thống Liên Châu Âu (Pan-European).
4. Cách tính tích luỹ xuất xứ Liên Châu Âu
Trước năm 1997, xuất xứ hàng hoá đã được thừa nhận bởi các hiệp định thương mại tự do cụ thể giữa các nước Châu Âu. Tuy nhiên, việc đưa ra các tiêu chuẩn khác nhau về xuất xứ đã gây trở ngại đối với tự do thương mại. Do đó, một hệ thống mới đã được thiết lập với tên gọi “Cách tính tích luỹ xuất xứ Liên Châu Âu” nhằm thống nhất các quy tắc xuất xứ ở Châu Âu và cho phép sử dụng một cách hiệu quả nhất các hiệp định thương mại tự do.
Hệ thống cách tính tích luỹ xuất xứ này có hiệu lực từ năm 1997 bao gồm các nước Ba lan, Hungary, Cộng hoà Séc, Cộng hoà Slovak, Rumani, Bungary, Slovenia, Lithuania, Letonia, Estonia và các nước khuộc EFTA. Theo đó, các nguyên vật liệu đầu vào có nguồn gốc từ các nước thuộc hệ thống có thể được sử dụng trong quá trình sản xuất để xuất khẩu sang các nước thuộc hệ thống và sản phẩm cuối cùng có thể được hưởng đối xử ưu đãi khi nó được nhập khẩu.
5. Hệ thống cách tính tích luỹ xuất xứ của Thổ Nhĩ Kỳ và Liên minh Châu Âu
Điều 16 và 28 trong Quyết định của Ủy ban hỗn hợp Thổ Nhĩ Kỳ và EU (cơ quan sáng lập ra Liên minh thuế quan giữa EU và Thổ Nhĩ Kỳ), đã quy định trách nhiệm của Thổ Nhĩ Kỳ phải hài hoà với các chính sách thương mại của EU và điều chỉnh luật pháp của mình thích hợp với EU. Các quy tắc xuất xứ trong các hiệp định thương mại tự do song phương của Thổ Nhĩ Kỳ tương xứng với các quy tắc xuất xứ của Liên minh Châu Âu.
Theo như sự đồng thuận giữa Thổ Nhĩ Kỳ và EU về việc Thổ Nhĩ Kỳ tham gia hệ thống vào phiên họp lần thứ 38 của Hội đồng hỗn hợp nói trên, các quy định về cách tính tích luỹ của các hiệp định đối tác giữa Thổ Nhĩ Kỳ và các nước thuộc hệ thống khác đã bị thay đổi từ ngày 1/1/1999. Theo đó, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ có lợi từ cách tính tích luỹ đường chéo góc ngoại trừ đối với các sản phẩm nông sản dành cho EU theo các hiệp định thương mại tự do đã được các bên hoàn tất.
Tuy nhiên, các nguyên tắc của hệ thống đã được thay đổi theo định kỳ và được nêu trong các Nghị định thư về xuất xứ bên cạnh các hiệp định. Ở Thổ Nhĩ Kỳ, những thay đổi về Quy chế công nhận xuất xứ của hàng hoá được hưởng ưu đãi đã được Hội đồng Bộ trưởng thông qua và được công bố trên công báo.
6. Cách tính tích luỹ theo khu vực
Theo Điều 13 của Quyết định số 2001/3485, cách tính tích luỹ theo khu vực được áp dụng có nghĩa là các sản phẩm có nguồn gốc từ bất cứ một nước nào trong các nước thuộc nhóm khu vực đó và được sử dụng để tiếp tục chế tạo ở một nước khác của nhóm sẽ được đối xử như là chúng đã có nguồn gốc ở nước tiếp tục sản xuất đó.
- Có 4 nhóm khu vực kinh tế có thể tận dụng hưởng lợi chế độ GSP của Thổ Nhĩ Kỳ. Các nhóm này gồm có:
(a) Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN bao gồm: Brunei, Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia, Philipin, Singapore, Thái lan và Việt nam).
(b) Thị trường chung Trung Mỹ (CACM bao gồm: Costa Rica, Honduras, Guatemala, Nicargua, Panama, El Salvador).
(c) Cộng đồng Andean (bao gồm: Bolivia, Colombia, Ecuador, Peru, Venezuela).
(d) Hiệp hội hợp tác khu vực Nam Á (SAARC bao gồm: Bangladesh, Bhutan, ấn độ, Maldives, Nepal, Pakistan, Sri Lanka).