Trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang ảnh hưởng mạnh mẽ tới tất cả các nước trên thế giới, đặc biệt là lĩnh vực thương mại điện tử và công nghệ thông tin, Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia có mức tăng trưởng thương mại điện tử nhanh nhất thế giới, với tốc độ 35% mỗi năm, cao gấp 2,5 lần so với Nhật Bản. Nhiều doanh nghiệp đã chủ động ứng dụng thương mại điện tử trong hoạt động xuất nhập khẩu. Theo báo cáo của Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (Vecom), rất nhiều doanh nghiệp đã tích cực tận dụng lợi ích của thương mại điện tử trong việc trao đổi, tìm kiếm thông tin. Trong năm 2017, có tới 32% doanh nghiệp đã thiết lập quan hệ kinh doanh với đối tác nước ngoài qua kênh trực tuyến, 11% tham gia các sàn thương mại điện tử và 49% trong đó có website riêng.
Từ năm 2009, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (TMĐTVKTS) - Bộ Công Thương đã bắt đầu xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam dựa trên cơ sở dữ liệu của Tổng cục Thuế, tuy nhiên hệ thống này không cho phép doanh nghiệp truy cập để thay đổi thông tin nên tính cập nhật không cao. Trước tình hình tăng trưởng tích cực của hoạt động xuất nhập khẩu nước ta, ông Nguyễn Thế Quang - Phó Cục trưởng Cục TMĐTVKTS cho rằng, việc xây dựng mới hệ thống cơ sở dữ liệu là rất cần thiết để tăng cường quảng bá hình ảnh, sản phẩm của doanh nghiệp tới các đối tác nước ngoài nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp tìm kiếm và hợp tác thành công với các đối tác xuất khẩu sản phẩm, thúc đẩy hoạt động xúc tiến thương mại của các Thương vụ Việt Nam tại nước ngoài.
Ông Nguyễn Thế Quang - Phó Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số tại Hội nghị Tham tán Thương mại năm 2018Giai đoạn 2018-2020, Cục TMĐTVKTS hướng tới xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu doanh nghiệp xuất khẩu gồm 10.000 doanh nghiệp xuất khẩu dựa trên dữ liệu khai báo C/O điện tử là chính, đồng thời phối hợp với các Sở Công Thương và Thương vụ tại nhiều quốc gia trên thế giới để kiểm tra lại thông tin mà doanh nghiệp đã đăng ký hoặc thay đổi. Điểm đổi mới quan trọng của hệ thống chính là cho phép các doanh nghiệp quan tâm được tạo tài khoản trên cơ sở dữ liệu và tự cập nhật thông tin của mình, bên dưới sự quản lý của các tài khoản cấp cao thuộc về Cục TMĐTVKTS cùng các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan khác. Hệ thống bao gồm một số danh mục dữ liệu chính như danh bạ một số doanh nghiệp nổi bật; danh bạ tất cả các doanh nghiệp được phân theo lĩnh vực, ngành nghề, địa lý và danh sách sản phẩm của doanh nghiệp có thông tin và hình ảnh mô tả.
Hệ thống cơ sở dữ liệu doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam được hình thành như tiền đề cho chương trình “Hội chợ trực tuyến” dành cho doanh nghiệp cũng như việc xây dựng cơ sở dữ liệu tiếp theo về các doanh nghiệp nước ngoài, tăng cường trao đổi và hợp tác quốc tế.
Bên cạnh đó, từ năm 2008 Cục TMĐTVKTS đã triển khai Cổng thông tin Thị trường nước ngoài (VietnamExport.com) với vai trò là cầu nối giữa Thương vụ Việt Nam tại nước ngoài và Bộ Công Thương với doanh nghiệp xuất khẩu. Theo báo cáo của Cục, qua gần 10 năm hoạt động, VietnamExport.com đã xây dựng được cơ sở dữ liệu lớn với khoảng trên 24,000 tin bài do chính các Thương vụ cập nhật về thị trường sở tại. Trong đó, có khoảng 10% thông tin cơ hội giao thương và danh sách các nhà nhập khẩu. Lượng tin tức này được cập nhật liên tục, thu hút trung bình khoảng gần 2.000 lượng truy cập mỗi ngày.
Dự kiến, Cục TMĐTVKTS trong thời gian tới sẽ tập trung vào cải tiến trang quản trị và giao diện website để theo kịp với các tính năng hiện đại của thế giới, thuận tiện hơn cho quá trình quản trị, biên tập, đăng bài của các Thương vụ và Bộ. Đặc biệt, website sẽ được xây dựng thêm mục Hỏi đáp để phục vụ các chương trình đối thoại trực tuyến, kết nối doanh nghiệp trong và ngoài nước, giải đáp các thắc mắc của doanh nghiệp dành cho các Thương vụ.
Tại Hội nghị Tham tán Thương mại 2018, nhiều Thương vụ đã có phản hồi và đóng góp ý kiến nâng cấp chất lượng Cổng thông tin. Bà Nguyễn Thị Hoàng Thuý - Tham tán Thương mại tại Úc chia sẻ sự cảm ơn tới Cục TMĐTVKTS đã xây dựng một hệ thống có tổ chức cho các Thương vụ cập nhật thông tin về thị trường sở tại giúp đỡ các doanh nghiệp, cho rằng đây là một trang thông tin vô cùng ý nghĩa. Đồng thời, đại diện Thương vụ Úc hy vọng trên Cổng thông tin có thể tiếp tục cung cấp nhiều hơn các báo cáo liên quan đến ngành hàng trong và ngoài nước, phục vụ cho công tác nghiên cứu và triển khai hoạt động thương mại mạnh mẽ hơn nữa.
Bà Nguyễn Thị Hoàng Thuý - Tham tán Thương mại Việt Nam tại AustraliaTheo ông Lê Minh Đức - Tham tán Thương mại tại Áo, nhằm thuận lợi hơn cho quá trình tiếp cận và đàm phán thương mại, có thể hoàn thiện hơn công cụ dịch và công cụ tìm kiếm của trang để người đọc dễ dàng truy cập dữ liệu, đồng thời liên kết với một trang mạng xã hội nào đó để doanh nghiệp và Thương vụ được tương tác qua lại trực tuyến, giải quyết nhanh chóng nhất các vấn đề cần thiết để hỗ trợ doanh nghiệp.
Ông Lê Minh Đức - Tham tán Thương mại Việt Nam tại ÁoTham tán Trần Hiệp Thương tại Cộng hoà Séc nhận định, VietnamExport.com là một trang website rất hữu ích đối với Thương vụ, tạo nhiều thuận lợi cho hoạt động thương mại tại nước ngoài. Theo ông, đối với mục Cơ hội giao thương, khi các doanh nghiệp phản hồi thông tin tới Thương vụ theo từng bài viết cụ thể, Thương vụ có thể yêu cầu doanh nghiệp gửi lại hồ sơ chứng minh năng lực, đồng thời kiểm tra lại với báo cáo từ các bộ ngành trong nước. Quá trình chọn lọc này có thể nâng cao hiệu quả trong kết nối doanh nghiệp Việt Nam với bạn bè quốc tế. Tham tán cũng khẳng định, việc đăng tải các tài liệu là văn bản pháp luật của quốc gia sở tại trên cổng thông tin cũng nên được khuyến khích triển khai, để doanh nghiệp có thể nắm bắt rõ ràng nhiều quy định và ràng buộc khi xuất khẩu hàng hoá sang một thị trường nhất định.
Ông Trần Hiệp Thương - Tham tán Thương mại Việt Nam tại Cộng hoà Sécp.p1 {margin: 0.0px 0.0px 0.0px 0.0px; font: 12.0px 'Helvetica Neue'; color: #454545} span.s1 {color: #e4af0a}