· GDP của nước này đã tăng từ 60 tỉ USD năm tài chính 2000/01 lên 231,9 tỷ USD trong năm tài chính 2011/12 (năm tài chính của Pa-ki-xtan bắt đầu từ 1/7), tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt trên 7%.
· Thu nhập bình quân đầu người hàng năm tăng từ 500 USD lên trên 1.000 USD.
· Kim ngạch xuất nhập khẩu tăng từ khoảng 20 tỷ USD năm 2001 lên gần 64,4 tỷ USD năm 2012
Sự cải thiện trong ổn định kinh tế vĩ mô đã giúp cho Pa-ki-xtan tham gia trở lại vào thị trường tài chính quốc tế đầu những năm 2000. Một lượng vốn lớn đổ vào Pa-ki-xtan đã giúp nước này giảm thâm hụt tài khoảng vãng lai và tăng nguồn dự trữ ngoại hối lên mức 13,8 tỷ USD năm 2012
Việc phát triển kinh tế đã giúp Pa-ki-xtan giảm tỷ lệ đói nghèo và cải thiện phúc lợi xã hội.
Sự phát triển của nền kinh tế Pa-ki-xtan trong những năm qua đạt được là nhờ việc thực hiện một loạt các cải cách kinh tế quan trọng.
Từ đầu những năm 2000, với sự giúp đỡ về tài chính của các thể chế tài chính quốc tế như Tổ chức tài chính quốc tế (IMF), Ngân hàng thế giới (WB) và Ngân hàng Phát triển Châu á (ADB), Chính phủ Pa-ki-xtan đã định hướng phát triển nền kinh tế thị trường tự do, từ nhất hoá một loạt các doanh nghiệp quốc doanh lớn, ban hành các chính sách quản lý theo cơ chế kinh tế thị trường và triển khai một loạt các giải pháp nhằm giảm chi phí kinh doanh cho các doanh nghiệp.
Tuy nhiên, tình hình kinh tế vĩ mô của Pa-ki-xtan đã xấu đi từ cuối năm tài chính 2011/12 và đặc biệt là đầu năm 2013 do khủng hoảng chính trị, sự tăng giá của các mặt hàng trên thị trường thế giới (đặc biệt là nhiên liệu và lương thực), cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu và các cuộc tranh giành quyền lực nội tại trong Chính quyền Pa-ki-xtan .
Tăng trưởng GDP năm tài chính 2011/12 đạt 3,7% cao hơn so với mức 3,0% của năm 2010/11.
Tỷ lệ lạm phát năm lên tới 9,7% năm 2012, chủ yếu là do giá nhiên liệu và thực phẩm tăng.
Dự trữ ngoại hối giảm xuống còn 15,2 tỷ USD năm 2012 so với 18,2 tỷ USD năm 2011.
Các chỉ số kinh tế cơ bản của Pa-ki-xtan
Chỉ số
2008-09
2009-10
2010-11
2011-12
2012-13
Tăng trưởng GDP (%)
Nông nghiệp (%)
Công nghiệp (%)
Dịch vụ (%)
2
1
4,8
6
2
4
-3,7
1,6
3,1
2
5,2
6,6
3
3,5
2,5
5,3
3,7
3,3
3,5
3,7
Lạm phát (%)
12
20,8
11,7
11,9
9,7
Dự trữ ngoại hối
(tỷ USD)
12,4
16,7
18,2
15,2
11,01
Nguồn: Ngân hàng Trung ương Pa-ki-xtan
Nông nghiệpMặc dù tỷ lệ đóng góp vào GDP tiếp tục giảm, nông nghiệp vẫn là ngành kinh tế quan trọng nhất của Pa-ki-xtan, chiếm 20,1% GDP (năm 2012) và sử dụng 44% lực lượng lao động. Trên 2/3 dân số của Pa-ki-xtan sống ở vùng nông thôn và cuộc sống của họ chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp. Đây cũng là ngành mang lại nguồn thu ngoại tệ lớn cho Pa-ki-xtan nhờ xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp.
Niên vụ 2012, ngành nông nghiệp của Pa-ki-xtan có tốc độ tăng trưởng đạt 3,1%, cao hơn so với 2,4% của năm trước. Việc tăng trưởng này là do sản lượng của các loại cây trồng chính tăng.
Ngành nông nghiệp của Pa-ki-xtan được chia thành các ngành nhỏ là trồng trọt, chăn nuôi, đánh bắt thuỷ sản và lâm nghiệp.
Trồng trọt chiếm 47% GDP của ngành nông nghiệp với các loại cây trồng chính là lúa mì, bông, lúa nước, mía, ngô và đậu và các cây trồng phụ như khoai tây, hành, ớt và tỏi.
Sản lượng của các cây trồng chính
Đơn vị: triệu tấn,( triệu kiện đối với bông)
Năm 2011
Năm 2012
Mục tiêu 2013
Bông
11,5
13,6
14,6
Đường
55,3
58
59
Gạo
4,8
6,2
6,9
Lúa mì
25,2
23,5
25,5
Ngô
3,7
4,3
4,9
Nguồn: Cục Thống kê Pa-ki-xtan
Công nghiệpNgành công nghiệp của Pa-ki-xtan đã đạt được tốc độ tăng trưởng cao trong giai đoạn từ 2002-03 đến 2006-07, bình quân là 9,7%/năm. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng từ năm 2008 đã chậm lại, tính riêng năm 2012 chỉ đạt 3,4% do căng thẳng về chính trị, thiếu điện nghiêm trọng, ảnh hưởng của chính sách tiền tệ thắt chặt và chi phí sản xuất tăng cao.
Ngành công nghiệp của Pa-ki-xtan hiện vẫn tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực có giá trị gia tăng thấp, nhất là ngành dệt may. Việc đầu tư đổi mới kỹ thuật, đa dạng hoá thị trường và sản phẩm vẫn chưa được coi trọng.
Mục tiêu của Chính phủ Pa-ki-xtan đối với ngành công nghiệp trong thời gian tới là đa dạng hoá các ngành công nghiệp, phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ và tăng năng suất lao động.
Sản lượng các sản phẩm công nghiệp chủ yếu
Mặt hàng
2008-09
2009-10
2010-11
2011-12
2012-13
Sợi bông (triệu kg)
2913
2783,3
2939,5
2954,6
2253,5
Vải (triệu m2)
1016,9
1009,4
1020,3
1023,4
771,3
Phân bón (triệu tấn)
6,4
6,7
6,8
6,6
4,3
Đường (triệu tấn)
3,2
3,1
4,2
4,6
4,6
Xi-măng (triệu tấn)
28,4
31,3
28,8
29,5
22,8
Sô-đa (nghìn tấn)
365,3
409,6
378
370,7
268,5
Thuốc lá (tỷ bao)
75,6
65,3
65,4
62
49,2
Các mặt hàng làm từ đay (nghìn tấn)
137,4
106,2
93,2
94,1
74
Phương tiện giao thông (triệu chiếc)
9,4
9,8
10,4
10,9
11,6
Điện thoại di động (triệu chiếc)
94,3
99,2
104
120,1
121
Nguồn: Bộ tài chính Pa-ki-xtan
Dịch vụ
Lĩnh vực dịch vụ của Pa-ki-xtan bao gồm ngành như giao thông vận tải, thương mại nội địa, tài chính ngân hàng... là động lực tăng trưởng của Pa-ki-xtan trong những năm vừa qua.
Tốc độ tăng trưởng của lĩnh vực dịch vụ đạt trung bình 5%/năm trong giai đoạn 2008-09 đến 2011-12. Năm 2012-13, tăng trưởng của lĩnh vực này chỉ đạt 3,7% do sự bất ổn về an ninh, chính trị đã khiến cho ngành này sụt giảm đáng kể trong thời gian vừa qua. Tuy nhiên, ngành này vẫn là ngành đóng góp cao nhất cho tăng trưởng GDP (2,1%) so với các ngành nông nghiệp (0,7%) và công nghiệp (0,7%) trong năm 2012-13.
Hoạt động xuất nhập khẩu
Xuất khẩu của Pa-ki-xtan đã tăng trưởng đều trong giai đoạn từ 2008/09 đến 2010/11 nhờ vào các chính sách kinh tế vĩ mô trong nước phát huy hiệu quả và thị trường quốc tế có nhiều thuận lợi. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu đã giảm trong năm 2011-12 do ảnh hưởng của tình hình chính trị trong nước và khó khăn trên thị trường thế giới và có tăng nhẹ trở lại năm 2012-13.
Nhập khẩu của Pa-ki-xtan tăng nhẹ trong giai đoạn 2008/09 đến 2012/13 do nhu cầu đầu tư cho sản xuất trong nước và giá nhập khẩu một số mặt hàng thiết yếu như xăng dầu, lúa mì, phân bón tăng cao.
Kim ngạch xuất nhập khẩu của Pa-ki-xtanĐơn vị: Tỷ USD
2010-11
2011-12
2012-13
Xuất khẩu
24,8
23,6
24,4
Nhập khẩu
40,4
44,9
44,9
Nhập siêu
15,6
21,3
20,5
Nguồn: Tổng cục Thống kê Pa-ki-xtan
Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Pa-ki-xtan là hàng cotton, gạo, hàng dệt kim, sợi bông, khăn trải giường và hàng may sẵn. Riêng 6 nhóm hàng này đã chiếm 50,9% tổng giá trị xuất khẩu năm 2012-13.
Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu khẩu của Pa-ki-xtan
Đơn vị: % tổng xuất khẩu
Mặt hàng
2010-11
2011-12
2012-13
Vải cốt-tông
10,5
10,3
11
Gạo
8,71
8,73
7,8
Hàng dệt kim
9,2
8,3
8,3
Sợi bông
8,8
7,6
9,2
Khăn trải giường
8,4
7,3
7,3
Hàng may sẵn
7,1
6,8
7,3
Hóa chất và sản phẩm hóa chất
3,7
4,5
3,5
Đồ trang sức
1,6
3,8
4,8
Xăng dầu và sản phẩm xăng dầu
3
2,9
0,1
Xi-măng
1,8
2,1
2,3
Sản phẩm da
1,87
1,89
1,5
Sợi tổng hợp
2,4
2,3
1,6
Hàng thể thao
1,3
1,4
1,3
Hàng hoá khác
11,07
12,8
14,8
Nguồn: Bộ Thương mại Pa-ki-xtan
Cũng giống như cơ cấu mặt hàng xuất khẩu, thị trường xuất khẩu của Pa-ki-xtan cũng chỉ tập trung vào một vài nước. Xuất khẩu sang các thị trường Hoa Kỳ, Trung Quốc, Anh, Pháp, Đức chiếm hơn 50% tổng kim ngạch xuất khẩu. Trong đó, riêng thị trường Hoa Kỳ chiếm tới 14,4%.
Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của Pa-ki-xtan là máy móc thiết bị, xăng dầu, hoá chất, phương tiện vận tải, dầu ăn, sắt thép, phân bón và chè. Các mặt hàng này chiếm 74,9% tổng giá trị nhập khẩu năm 2012/13.
Cơ cấu mặt hàng nhập khẩu của Pa-ki-xtan
Đơn vị: % tổng nhập khẩu
Nhóm Mặt hàng
2010-11
2011-12
2012-13
Máy móc thiết bị
13
12,5
12,6
Xăng dầu
29,9
33,9
33,1
Hoá chất
15,2
15,9
14,1
Phương tiện vận tải
5,5
4,9
4,8
Dầu ăn
4,9
5,2
4,3
Sắt thép
2,9
3,1
3,5
Phân bón
1,3
2,7
1,3
Chè
0,8
0,7
0,8
Hàng khác
7,7
7,7
10,7
Nguồn: Bộ Thương mại Pa-ki-xtan
Pa-ki-xtan chủ yếu nhập khẩu từ máy móc, phương tiện vận tải từ Hoa Kỳ, Nhật Bản và Trung Quốc và nhập khẩu xăng dầu, phân bón từ các nước Trung Đông như Cô-oét và A-rập Xê-út.
Đầu tư nước ngoài
Pa-ki-xtan hiện là nước có môi trường đầu tư thân thiện nhất ở Nam Á. Các rào cản đối với dòng vốn và đầu tư trực tiếp nước ngoài đã được rỡ bỏ. Các nhà đầu tư nước ngoài được phép đầu tư 100% vào hầu hết các ngành. Việc chuyển lợi nhận, cổ tức và vốn ra nước ngoài được tiến hành tự do.
Nhờ vậy, Pa-ki-xtan đã thu hút được một lượng lớn vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, do tác động tiêu cực của tình hình chính trị trong nước và khủng hoảng tài chính toàn cầu, đầu tư nước ngoài vào Pa-ki-xtan có xu hướng giảm sút từ năm 2009-2010.
Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)
Đơn vị: tỷ USD
Năm
2008-09
2009-10
2010-11
2011-12
2012-13
FDI
3,7
2,1
1,6
0,8
1,4
Nguồn: Uỷ ban Đầu tư Pa-ki-xtan
Nguồn vốn đầu tư vào Pa-ki-xtan chủ yếu đến từ các nước Hoa Kỳ, Anh, UAE, Nhật Bản, Hồng kông và Thuỵ Sĩ.
FDI phân theo nước/vùng lãnh thổ đầu tư
Đơn vị: triệu USD
2008-09
2009-10
2010-11
2011-12
2012-13
2013-14 (từ T7-T9)
Hoa Kỳ
869,9
468,3
238,1
227,7
223
79,1
Anh
263,4
294,6
207,1
205,8
632,3
30,6
U.A.E
178,1
242,7
284,2
36,6
19,9
5
Nhật Bản
74,3
26,8
3,2
29,7
30,7
6,9
Hongkong
156,1
9,9
125,6
80,3
242,6
34,2
Thuỵ Sĩ
227,3
170,6
110,5
127,1
149
77,5
A-rập Xê-út
92,3
133,8
6,5
79,9
3,2
10,3
Đức
76,9
53
21,2
27,2
5
10,7
Hàn Quốc
2,3
2,3
7,7
25,4
25,8
3,3
Na uy
101,1
0,4
48
275
258,4
41,7
Trung Quốc
101,4
3,6
47,4
126,1
90,6
5,5
Các nước khác
2.005
1.019
631,3
289,7
283,6
79
Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Pa-ki-xtan
Vốn đầu tư chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực như viễn thông, tài chính, dầu khí, thương mại, năng lượng.
FDI phân theo lĩnh vực đầu tư
Đơn vị: Triệu USD
Ngành
2008-09
2009-10
2010-11
2011-12
2012-13
2013-14 (T7-T9)
Dầu khí
775
740,6
512,2
629,4
559,6
103,9
Tài chính
707,4
163
310,1
64,4
314,2
40,5
Dệt may
36,9
27,8
25,3
29,8
10
4,5
Thương mại
166,6
117
53
25,3
5,7
0,3
Xây dựng
93,4
101,6
61,1
72,1
46
5,6
Năng lượng
130,6
120,6
155,8
84,9
28,4
3,2
Hoá chất
74,3
112,1
30,5
96,3
47,6
46,3
Giao thông
93,2
132
104,6
18,7
44,1
1,9
Viễn thông
879,1
291
34,1
312,6
385,7
56,2
Ngành khác
763,4
586,3
416,3
282,6
872,6
91,6
Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Pa-ki-xtan