Tham dự hội thảo có các chuyên gia của Viện Năng suất Việt Nam, Tổng cục Thống kê, Vụ Khoa học Công nghệ, các đại biểu đại diện cho ngành Thép và ngành đồ uống.
Toàn cảnh hội thảoChỉ số “năng suất yếu tố tổng hợp” (TFP - Total Factor Productivity) không chỉ cho chúng ta thấy được một cách tổng quát đóng góp của KH&CN vào tăng trưởng kinh tế mà còn là cơ sở để các doanh nhân xem xét đầu tư nâng cao chất lượng các nguồn lực của doanh nghiệp mình.
Có thể nói rằng, năng suất là yếu tố then chốt trong tăng trưởng kinh tế và là yếu tố quyết định sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Năng suất đồng nghĩa với khả năng cạnh tranh, là thước đo của sự phát triển. Đối với Việt Nam, tăng trưởng kinh tế trong những thập kỷ qua phụ thuộc nhiều vào sự tích lũy của các yếu tố đầu vào - lao động và vốn, đặc biệt là vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Tuy nhiên, khi nền kinh tế phát triển ở mức cao hơn, bên cạnh chiến lược tăng trưởng dựa vào tăng đầu vào, phải tập trung nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn và lao động, đó chính là nâng cao TFP.
TFP là chỉ tiêu đo lường năng suất của đồng thời cả “lao động” và “vốn” trong một hoạt động sản xuất kinh doanh cụ thể hay cho cả nền kinh tế. Kết quả đầu ra không chỉ phụ thuộc vào số lượng các yếu tố đầu vào mà còn phụ thuộc vào chất lượng của các yếu tố đó. Cùng với lượng đầu vào như nhau, lượng đầu ra có thể lớn hơn nhờ vào việc cải tiến chất lượng của lao động và vốn cũng như sử dụng có hiệu quả các nguồn lực này.
Để nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm hàng hóa ngành công nghiệp, Bộ Công Thương đã phối hợp với Viện Năng suất Việt Nam để nghiên cứu và tính toán chỉ số TFP thử nghiệm đối với ngành thép và ngành đồ uống, khi thành công sẽ triển khai áp dung mở rộng bộ chỉ tiêu đo lường năng suất lao động và năng suất các yếu tổ tổng hợp TFP này cho các ngành công nghiệp. Tại hội thảo, các chuyên gia đã chia sẻ những kinh nghiệm trong phương pháp tính toán, cách thu thập và sử lý số liệu...còn đại diện ngành thép và ngành đồ uống cũng đã trao đổi thẳng thắn và hiểu rõ hơn về ý nghĩa chỉ số TFP đối với doanh nghiệp mình.
Chuyên gia chia sẻ về cách thức và những khó khăn khi tính bộ chỉ tiêu TFPCó thể nói rằng việc tính toán chỉ số TFP có ý nghĩa vô cùng quan trọng, giúp cho doanh nghiệp biết được năng suất tới đâu, vị trí thế nào và đánh giá được sự cạnh tranh...để từ đó có hướng phát triển đúng đắn. Hi vọng trong thời gian tới sẽ xây dựng được bộ chỉ tiêu đo lường năng suất lao động và năng suất các yếu tố tổng hợp TFP cho toàn ngành công nghiệp.