Bộ Công Thương vừa ban hành Kế hoạch hành động của ngành Công Thương thực hiện Nghị quyết số 168/NQ - CP của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 03 tháng 11 năm 2022 của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Kế hoạch nhằm tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp xác định trong Nghị quyết liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của ngành Công Thương để đạt đúng mục tiêu đề ra tại Nghị quyết. Kế hoạch hành động là căn cứ cho các cơ quan, đơn vị thuộc ngành Công Thương rà soát, xây dựng hoặc điều chỉnh các chiến lược, kế hoạch, chương trình Hành động theo chức năng, nhiệm vụ được giao…
Để triển khai được hiệu quả, Kế hoạch đã nêu những nhiệm vụ, giải pháp cụ thể:
Cục Công nghiệp, Cục Công Thương địa phương, Viện Nghiên cứu chiến lược, chính sách Công Thương, Sở Công Thương các tỉnh, thành phố
Nghiên cứu, đề xuất cơ chế, chính sách nhằm tạo chuyển biến mạnh mẽ trong phát triển công nghiệp vùng, chú trọng phát triển công nghiệp ven biển theo hướng hiện đại với những sản phẩm có thể mạnh, có thương hiệu và tham gia hiệu quả vào chuỗi sản xuất của khu vực và toàn cầu. Cơ cấu lại ngành công nghiệp ưu tiên, khuyến khích phát triển các ngành công nghiệp có tiềm năng, lợi thế.
Nghiên cứu, đề xuất quy hoạch hợp lý để phân bố không gian công nghiệp theo hành lang kinh tế ven biển, gắn với cảng biển, các tuyến hành lang kinh tế Đông - Tây, các đường quốc lộ kết nối Tây nguyên với Vùng
Tăng cường hợp tác phát triển với các nước trên thế giới nhất là các nước tiểu vùng sông MêKông, ASEAN, các đối tác quốc tế trong phát triển kinh tế biển như: tài nguyên khoáng sản biển, công nghiệp ven biển, các ngành kinh tế biển mới.
Xây dựng đề án cơ cấu lại ngành công nghiệp trên địa bàn vùng. Xây dựng Đề án về liên kết ngành trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp, năng lượng vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ trình Thủ tướng Chính phủ.
Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo
Nghiên cứu đề xuất hình thành một số trung tâm năng lượng tái tạo lớn, đặc biệt là điện gió và điện gió ngoài khơi tại vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ.
Cục Xuất nhập khẩu, Vụ Thị trường trong nước
Nghiên cứu xây dựng Đề án phát triển các trung tâm logistics gắn với cùng biển, cảng hàng không và cửa khẩu dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại, công nghệ số trình Thủ tướng Chính phủ.
Vụ Dầu khí và Than
Nghiên cứu xây dựng Đề án Trung tâm lọc, hóa dầu và năng lượng quốc gia tại Khu kinh tế Dung Quất. Nghiên cứu cơ sở khoa học, xây dựng chiến lược sản xuất hydrogen tại Việt Nam; Chỉ đạo các nhà thầu dầu khi nước ngoài và PVN triển khai công tác thăm dò và thẩm lượng bổ sung để có cơ sở phê duyệt tài nguyên, trữ lượng dầu khi đối với mà Báo Vàng, Kèn Bầu; tích cực triển khai chuỗi dự án Cá Voi Xanh.
Tăng cường hợp tác phát triển với các nước trên thế giới nhất là các nước tiểu vùng sông MêKông. ASEAN, các đối tác quốc tế trong phát triển kinh tế biển như dầu khí, tài nguyên khoảng sản biển, các ngành kinh tế biển mới.
Vụ Chính sách thương mại Đa Biên
Nghiên cứu xây dựng Đề án khai thác có hiệu quả các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới và các khung khổ hội nhập để cơ cấu lại các ngành kinh tế gắn với đồi mới mô hình tăng trưởng của vùng theo hướng xanh, bền vững trình Thủ tin Chính phủ.
Văn phòng Bộ
Phối hợp với các cơ quan thông tấn, báo chỉ để tuyên truyền, phổ biến thông tin về Kế hoạch hành động của ngành Công Thương thực hiện Nghị quyết số 168/NQ - CP của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 03 tháng 11 năm 2022 của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 một cách sâu rộng và hiệu quả.
Vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung bao gồm 14 tỉnh, thành phố ven biển trực thuộc Trung ương từ Thanh Hóa đến Bình Thuận. Trong đó có 3 tiểu vùng là: Bắc Trung Bộ (gồm: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị); vùng kinh tế trọng điểm miền Trung (gồm: Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định) và vùng Nam Trung Bộ (gồm: Phú Yên, Khánh Hoà, Ninh Thuận, Bình Thuận).
Diện tích tự nhiên toàn Vùng chiếm 28,9% diện tích của cả nước, với bờ biển dài gần 1.800 km, chiếm hơn 55% bờ biển cả nước (3.260 km), và nhiều cảng nước sâu, các đảo, cụm đảo và quần đảo quan trọng như Hoàng Sa, Trường Sa, Lý Sơn, Cù Lao Chàm...
Dân số của Vùng năm 2020 khoảng 20,343 triệu người (chiếm 20,8% dân số cả nước) với hơn 50 dân tộc anh em cùng chung sống.