Kết quả Hoạt động khuyến công ở Ninh Bình

1 - Một số điều kiện thuận lợi cho họat động của Trung tâm Khuyến công và tư vấn phát triển công nghiệp Ninh Bình. Ninh Bình là tỉnh phía Nam của đồng Bằng sông Hồng. Nơi đây đã từng là Thủ đô của nh

Đặc biệt, Ninh Bình có vị trí địa lý hết sức thuận lợi, là cửa ngõ phía Nam và cách thủ đô Hà Nội 90 km, có vị trí chiến lược quan trọng, là nơi giao lưu văn hóa, kinh tế giữa lưu vực sông Hồng và sông Mã. Tỉnh có nhiều tiềm năng, thế mạnh không chỉ về vị trí địa lý, mà còn có tài nguyên, khoáng sản, đất đai, nguồn nhân lực cũng như giao thông và ngành nghề truyền thống.

Trong giai đọan 2001-2005, mặc dù Ninh Bình có điểm xuất phát kinh tế thấp, gặp nhiều khó khăn, nhưng bằng các giải pháp mang tính chiến lược, thúc đẩy kinh tế tập thể phát triển, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo đà cho sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp từng bước khởi sắc.

Cụ thể, giá trị sản xuất công nghiệp năm 2004 đạt gần 2 tỷ đồng, năm 2005 đã lên tới 3 tỷ đồng, gấp hơn 3,2 lần so với năm 2000. Tỷ trọng ngành Công nghiệp năm 2005 chiếm 36% trong cơ cấu kinh tế và vượt 6% so với mục tiêu của Đại hội Đảng bộ Tỉnh lần thứ XIV đề ra.

2 - Những hoạt động cơ bản của TTKC & TVPTCN.

TTKC & TVPTCN tỉnh Ninh Bình được thành lập ngày 12/11/2004, trực tiếp quản lý kinh phí khuyến công giúp Sở thực hiện, triển khai các dự án, tổng hợp báo cáo UBND Tỉnh về kết quả thực hiện công tác khuyến công.

Hiện nay, cơ cấu tổ chức của TTKC & TVPTCN của Tỉnh gồm 01 giám đốc và 01 phó giám đốc, 5 người còn lại được ký hợp đồng và kế toán làm công tác khuyến công và tư vấn phát triển công nghiệp.

ở các huyện, thị xã đều có cán bộ thuộc phòng kinh tế theo dõi và phối hợp với TTKC & TVPTCN để thực hiện công tác khuyến công thuộc địa phương mình.

Hàng năm, căn cứ vào nhu cầu, kế hoạch SXKD của các DN, cơ quan, tổ chức trên địa bàn, phòng kế hoạch các huyện, thị xã tổng hợp kiểm tra, đánh giá tính sát thực của dự án, thông qua UBND huyện, thị xã gửi về Sở Công nghiệp để xây dựng kế hoạch khuyến công, trình UBND Tỉnh phê duyệt và quyết định kinh phí khuyến công trong dự toán ngân sách.

TTKC & TVPTCN Ninh Bình, tuy mới chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01-01-2005, nhưng họat động khuyến công của Tỉnh đã có từ năm 2003 và cho đến nay, đã có 105 dự án được triển khai đến khắp các huyện, thị với tổng kinh phí là 3.366, 2 triệu đồng. Trong đó:

- 37 dự án đào tạo nghề cho 3.475 lao động, kinh phí là 1.351,5 triệu đồng.

- 34 dự án đầu tư mở rộng sản xuất, áp dụng tiến bộ khoa học để sản xuất các sản phẩm mới với kinh phí là 1.261 triệu đồng.

- Hỗ trợ 10 dự án lập quy hoạch các cụm công nghiệp với kinh phí chi 314,14 triệu đồng.

- Hỗ trợ 02 dự án cải tạo môi trường làm việc cho người lao động với kinh phí là 45 triệu đồng.

-  Hỗ trợ cho 03 dự án chế biến nông lâm hải sản với kinh phí là 80 triệu đồng.

- Tổ chức tham quan kinh nghiệm cho 06 dự án với kinh phí 91 triệu đồng.

- Hỗ trợ 4 DN tham gia hội chợ triển lãm 10 triệu đồng.

- Hỗ trợ cho 01 dự án thông tin tuyên truyền và quảng bá thương hiệu sản phẩm với kinh phí là 18 triệu đồng.

-  Tổ chức khen thưởng làng nghề, nghệ nhân cho 13 làng nghề hết 195 triệu đồng.

Nhìn chung, các dự án khuyến công đều phát huy tác dụng tích cực, hiệu quả trong việc đào tạo nghề, duy trì và truyền nghề. Số lao động sau khi học nghề đều được làm việc trong các DN, hoặc trong các làng nghề và có thu nhập ổn định, làm thay đổi theo hướng tích cực bộ mặt nông nghiệp, nông thôn. Bên cạnh đó, đầu tư mới, tìm kiếm mặt bằng, ưu đãi đầu tư và tuyển dụng lao động hợp lý…

Có thể khẳng định, TTKC & TVPTCN Ninh Bình, tuy mới đi vào hoạt động, biên chế chính thức ít so với số làm hợp đồng, nhưng đã triển khai nhiều công việc về khuyến công cũng như tư vấn phát triển công nghiệp và mang lại những hiệu quả rất khích lệ.

Vậy nguyên nhân nào đã giúp cho TTKC & TVPTCN Ninh Bình hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao?

3 – Nguyên nhân thành công

a. Xây dựng chiến lược khuyến công với các chương trình, dự án cụ thể kết hợp với tiềm năng, thế mạnh của tỉnh. Cụ thể như các chương trình trồng và chế biễn cói, thêu ren và chế tác đá mỹ nghệ.

b. Phối hợp tốt với cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp và các tổ chức chính trị, kinh tế, xã hội trong việc tuyên truyền, thực hiện chính sách khuyến công, phát triển công nghiệp và khôi phục lại làng nghề truyền thống.

c. Công tác hỗ trợ đào tạo đã mang lại kết quả “kép”, không chỉ những người được đào tạo có tay nghề, mà những người này còn về địa phương tuyên truyền, truyền lại nghề cho những người thân trong gia đình, bạn bè cùng tham gia sản xuất, đây mới là kết quả lớn so với số tiền hỗ trợ đào tạo mà Quỹ Hỗ trợ khuyến công đã chi.

d. Bám sát Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ  X và Nghị quyết của tỉnh Đảng bộ Ninh Bình lần thứ XIX để triển khai hiệu quả công tác đào tạo và phát triển những thế mạnh mà Tỉnh có. Đã tạo thế liên hoàn giữa đào tạo nghề cho chế biến cói xuất khẩu, thêu ren, chế tác đá mỹ nghệ với du lịch.

Quản lý và sử dụng nguồn kinh phí khuyến công rõ ràng, minh bạch và hiệu quả.

Là đầu mối thông tin, tìm kiếm thị trường, hỗ trợ DN lập dự án đầu tư mở rộng phát triển sản xuất, tìm kiếm mặt bằng, đào tạo và tuyển dụng lao động, TTKC & TVPTCN Ninh Bình còn tạo điều kiện cho các DN trong và ngoài tỉnh sản xuất, kinh doanh có hiệu quả trong các khu, cụm công nghiệp, khuyến khích làng nghề truyền thống, thu hút các dự án giải quyết nhiều việc làm và di dời các cơ sở sản xuất vào các cụm công nghiệp.

4 – Những kiến nghị

a. Hiện nay, không chỉ TTKC & TVPTCN Ninh Bình mà nhiều người cũng mong muốn Cục Công nghiệp địa phương, Bộ Công nghiệp xây dựng mô hình TTKC & TVPTCN thống nhất, khoa học, hiệu quả để các địa phương triển khai và quản lý được tốt. Đặc biệt, đối với TTKC & TVPTCN, khi đề ra các chức năng, nhiệm vụ, cán bộ không nên ôn đồm mà phải bám sát công việc, tích cực thực hiện.

b. Tổ chức khuyến công cần được củng cố, ổn định và chuyên trách hơn, bởi hiện tại các huyện, thị xã chỉ có cán bộ kiêm nhiệm công tác khuyến công. Các TTKC & TVPTCN thuộc các tỉnh biên chế không đủ so với yêu cầu, chức năng, nhiệm vụ của trung tâm.
  • Tags: