Khai thác titan đang là sự chọn lựa của tỉnh Bình Thuận

Dải cát ven biển miền Trung từ Thanh Hóa đến Bình Thuận là nơi có nguồn sa khoáng quý mà người dân thường gọi là cát đen. Thành phần chính của cát đen gồm Rutin (TiO2), Zircon (ZnSiO4) và Ilmenit (FeT

 

 Chất dioxit titan là loại nguyên liệu không thể thiếu trong các ngành công nghiệp sơn dầu, giấy, nhựa tổng hợp, cao su, men sứ, da, sợi nhân tạo. Chính vì những thuận lợi về mặt tài nguyên, công nghệ, thiết bị đơn giản và có thể tự chế tạo trong nước, vốn đầu tư không lớn, có thị trường, lợi nhuận cao, nên việc khai thác, chế biến và xuất khẩu quặng titan Việt Nam đang trên đà phát triển. Ngành Titan hoạt động với giá trị xuất khẩu quặng tinh titan 20-30 triệu USD/năm, có hiệu quả kinh tế đáng kể, đặc biệt có ý nghĩa kinh tế xã hội với nhiều địa phương.

Thế nhưng, những năm gần đây, do quản lý không chặt chẽ, và lợi dụng hình thức “khai thác tận thu” đơn vị khai thác và chế biến quặng titan, chỉ đầu tư nửa vời, tách được ilmenhít, phần còn lại giàu zircon rutin và momazít được bán ra nước ngoài ở dạng thô, trong đó có cả các đơn vị không đủ khả năng, năng lực chuyên môn, kinh nghiệm quản lý, khai thác bừa bãi bất hợp pháp, gây lãng phí tài nguyên, tác động xấu đến môi trường và tranh chấp trong sản xuất và thị trường.

 Tỉnh Bình Thuận có trữ lượng Titan thuộc vào loại lớn ở nước ta. Tuy nhiên, do khai thác bừa bãi và ồ ạt, nên ngoài những tác động trên, việc khai thác còn làm ảnh hưởng lớn đến hoạt động du lịch của tỉnh Bình Thuận, đặc biệt là khu vực Mũi Né. Bên cạnh đó, Bình Thuận còn đang phải đối mặt với vấn đề tranh chấp diện tích giữa đầu tư xây dựng khu du lịch Resort cao cấp và khai thác khoáng sản Titan. Vậy giải quyết vấn đề này ra sao? Theo chúng tôi cần phải có đề tài khoa học “Nghiên cứu đánh giã trữ lượng và quản lý khai thác Titan đảm bảo môi trường phát triển bền vững của tỉnh Bình Thuận”. Đề tài tập trung vào một số nội dung chính:

 - Nghiên cứu đặc điểm phân bố, chất lượng, trữ lượng, độ thu hồi trong khai thác của các mỏ Titan tại Bình Thuận;

 - Điều tra hiện trạng khai thác, thiết bị, công suất, tổ chức sản xuất;

 - Đánh giá hiện trạng môi trường khai thác và những ảnh hưởng của hoạt động khai thác đến môi trường, di tích lịch sử, văn hoá, từ hoạt động khai thác khoáng sản Titan tại Bình Thuận;

 - Về cải tạo môi trường, đề tài đưa ra những giải pháp kết hợp giữa khai thác và cải tạo môi trường phải được coi trọng như nhau, nhằm vừa khai thác được nguồn lợi Titan vừa cải thiện môi truờng, bảo vệ sức khỏe cho người dân đồng thời phát triển kinh tế du lịch Phan Thiết – một lợi thế của Bình Thuận;

 - Dự báo biến động môi trường, đề xuất giải pháp quy hoạch bảo vệ môi trường khu vực khai thác hợp lý, đề xuất một số chính sách và biện pháp khôi phục cải tạo thực trạng môi trường và môi trường sau khai thác.

 Khi đề tài hoàn thành, nó sẽ giải quyết được những vấn đề: Làm thế nào để tổ chức khai thác, khôi phục, cải tạo môi trường sau khai thác Titan và quy hoạch hợp lý giữa khu vực khai thác và phát triển du lịch, nhằm cải thiện sức khỏe cho dân cư trong vùng và phục vụ cho việc phát triển kinh tế xã hội của Bình Thuận nói riêng, khu vực Nam Trung Bộ nói chung.

 

  • Tags: