Phát biểu tại Hội thảo, ông Lưu Hoàng Ngọc - Phó Cục trưởng Cục Hóa chất giới thiệu Công ước Minamata về thủy ngân và yêu cầu đối với Việt Nam để phê duyệt Công ước Minamata.
Dự án đánh giá ban đầu Công ước Minamata về thủy ngânThủy ngân (Hg) là một chất có đặc tính bền vững trong môi
trường và có khả năng tích tụ sinh học gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đáng kể
đến sức khỏe con người và môi trường.
Hiện nay, tại Việt Nam, thủy ngân đang có trong nhiều quy trình và sản phẩm công nghiệp (khai thác vàng thủ công, thiết bị chiếu sáng, đốt than tại nhà máy xi măng, nhiệt điện, phân bón…), y tế (thiết bị nha khoa, nhiệt kế…) nhưng vẫn chưa được quản lý một cách đầy đủ và chặt chẽ.
Nhận thức được mối quan ngại nêu trên, Chương trình Môi trường của Liên hợp quốc đã có Quyết định số 25/5 ngày 20/2/2009 nhằm cho ra đời một công cụ quản lý toàn cầu về thủy ngân - Công ước Minamata về thủy ngân. Việt Nam đã ký Công ước Minamata về thủy ngân vào ngày 4/10/2013. Nội dung chính của Công ước Minamata về thủy ngân là đưa ra quy định kiểm soát các hoạt động liên quan đến sản xuất, xuất nhập khẩu, kinh doanh, phân phối, vận chuyển, sử dụng, lưu trữ và thải bỏ thủy ngân nhằm mục tiêu bảo vệ sức khỏe con người và môi trường do phát thải thủy ngân và các hợp chất thủy ngân. Các quốc gia thành viên sau khi ký kết sẽ phải có lộ trình đến giai đoạn năm 2020 - 2025 để thực thi các quy định của Công ước.
Cũng tại Hội thảo này, ông Patrick J. Gilabert, Trưởng Đại diện UNICO tại Việt Nam cho rằng phải cần sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban, ngành, cụ thể là đối với các đơn vị có liên quan đến thủy ngân nhằm khảo sát đánh giá một cách chính xác nhất.