Do nguồn kinh phí khuyến công hàng năm chưa đáp ứng được nhu cầu cho phát triển ngành công nghiệp nông thôn của tỉnh, Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp thuộc Sở Công Thương Hòa Bình thực hiện theo phương châm không hỗ trợ một cách dàn trải mà tập trung hỗ trợ cho các đề án có tính khả thi cao, có hiệu quả kinh tế - xã hội, đặc biệt ưu tiên cho những đề án sử dụng nhiều lao động được đào tạo nghề và nâng cao tay nghề. Ngoài ra, để công tác khuyến công đạt hiệu quả cao hơn, Trung tâm đã đẩy mạnh công tác thẩm định, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, kịp thời tháo gỡ khó khăn cho các cơ sở để hoàn thành tốt các chương trình, đề án theo đúng tiến độ, hiệu quả sử dụng kinh phí đúng mục đích quy định.
Năm 2016, hoạt động khuyến công chủ yếu tập trung vào các nội dung hỗ trợ ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến trong sản xuất, hỗ trợ xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật sản xuất sản phẩm mới, đào tạo nghề, đặc biệt là nghề may công nghiệp trên truyền hình.
Ông Nguyễn Hải Đăng, Giám đốc Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp Hòa Bình cho biết: Từ nguồn
kinh phí khuyến công địa phương Trung tâm đã hỗ trợ xây dựng mô hình trình diễn
kỹ thuật trong sản xuất tấm lợp tôn tại huyện Lạc Sơn; Hỗ trợ ứng dụng máy móc thiết bị trong chế biến
gỗ tại huyện Lạc Thủy; Hỗ trợ ứng dụng máy thùa
tròn điện tử trong may công nghiệp tại TP. Hòa Bình. Còn từ nguồn kinh
phí khuyến công quốc gia, Trung tâm đã hỗ trợ các cơ sở công nghiệp nông thôn
tham gia hội chợ, triển lãm trong nước; Hỗ trợ ứng dụng
máy móc trong sản xuất tấm lợp tôn tại khu 4, thị trấn Cao Phong, huyện Cao
Phong; Hỗ trợ ứng dụng máy móc thiết bị vào sản xuất tấm lợp tôn
tại huyện Lạc Sơn. Hiện
nay các đơn vị thụ hưởng đã hoàn thành việc mua sắm, lắp đặt máy móc thiết bị
và vận hành sản xuất.
Nguồn vốn khuyến công đã một phần giúp cho các cơ sở sản xuất trên địa bàn giải quyết những khó khăn nhất định về kinh phí, khích lệ động viên các nguồn lực của các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình, các tổ chức tham gia đầu tư, mở rộng sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và làng nghề.
Hỗ trợ làng nghề truyền thốngSức lan tỏa của những đề án khuyến công thực hiện, một phần lao động từ nông nghiệp chuyển dịch sang làm nghề sản xuất tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ công nghiệp; đặc biệt, nhiều lao động vùng sâu, vùng xa là người dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh đã tìm được việc làm với thu nhập ổn định, cuộc sống theo đó cũng đã có nhiều cải thiện và khởi sắc, tạo nên diện mạo mới cho khu vực nông thôn và sự tăng trưởng chung về kinh tế - xã hội của tỉnh.
Để hoạt động khuyến công đi vào thực tế sâu hơn nữa, trong thời gian tới Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp Hòa Bình phối kết hợp với các ngành, đoàn thể thực hiện công tác tuyên truyền và tích cực phối hợp, vận động các tổ chức, cá nhân liên quan, nỗ lực tìm kiếm và khai thác các nguồn vốn khác để đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động khuyến công; tiếp xúc, khảo sát, nắm bắt nhu cầu cũng như những khó khăn, vướng mắc của các doanh nghiệp, cơ sở công nghiệp nông thôn để tư vấn, hướng dẫn đăng ký thực hiện các đề án khuyến công; đặc biệt quan tâm tuyên truyền, phổ biến chính sách, quy định pháp luật của Nhà nước về hoạt động khuyến công; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá tình hình triển khai để việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ đạt hiệu quả.