Đây là những thị trường xuất khẩu quan trọng của Việt Nam chiếm tới 72% tổng kim ngạch xuất khẩu của nước ta sang 55 nước châu Phi.
Các mặt hàng xuất khẩu chính sang thị trường khu vực này vẫn là gạo, điện thoại, cà phê, hạt tiêu, thủy sản, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, phương tiện vận tải và phụ tùng, máy móc thiết bị, sản phẩm dệt may và giày dép.
Nam Phi tiếp tục là thị trường xuất khẩu số 1 của Việt Nam với kim ngạch đạt 719 triệu USD, tăng 28% so với cùng kỳ năm 2012 và tăng 22% so với kế hoạch đề ra. Các mặt hàng xuất khẩu quan trọng của Việt Nam sang thị trường này là điện thoại và linh kiện, đạt 445,59 triệu USD, giày dép các loại 74 triệu USD, máy vi tính và linh kiện 33,75 triệu USD, máy móc thiết bị, dụng cụ, phụ tùng 19,97 triệu USD, hàng dệt may 16,54 triệu USD, gạo 14 triệu USD (31.000 tấn), hạt tiêu 11,42 triệu USD, sản phẩm hóa chất 12,55 triệu USD, cà phê 8,5 triệu USD, hạt điều 7,2 triệu USD, gỗ và sản phẩm gỗ 6,9 triệu USD, phương tiện vận tải và phụ tùng 5,9 triệu USD, than đá 4,6 triệu USD, sản phẩm từ sắt thép 4,2 triệu USD. Với tốc độ tăng trưởng cao, dự báo kim ngạch xuất khẩu sang Nam Phi cả năm có thể đạt 784 triệu USD. Về nhập khẩu, đây cũng là một trong những thị trường cung cấp hàng hóa lớn nhất của Việt Nam tại châu Phi với kim ngạch đạt 136,94 triệu USD trong 11 tháng đầu năm trong đó sắt thép phế liệu chiếm 56,97 triệu USD, kim loại thường khác 29,67 triệu USD, sản phẩm hóa chất 6,8 triệu USD, hàng rau quả 6,2 triệu USD, hóa chất 5,5 triệu USD, máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng 4,8 triệu USD, chất dẻo nguyên liệu 4,1 triệu USD…
Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Bờ Biển Ngà đạt 245,68 triệu USD, tăng 15% so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó gạo chiếm 229,51 triệu USD (564.371 tấn), chất dẻo nguyên liệu 2 triệu USD. Hiện Bờ Biển Ngà là thị trường xuất khẩu lớn thứ 2 của Việt Nam tại châu Phi. Về nhập khẩu, đây cũng là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam tại châu Phi với kim ngạch đạt 246,8 triệu USD, trong đó hạt điều chiếm 195,4 triệu USD (228.672 tấn), bông các loại 44,83 triệu USD (22.287 tấn).
Kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Ghana đạt 226,72 triệu USD, tăng 24%, trong đó gạo chiếm 168,68 triệu USD (353.312 tấn), hàng dệt may đạt 3,28 triệu USD, bánh kẹo và sản phẩm từ ngũ cốc 2,23 triệu USD. Tính đến hết tháng 11, Ghana đã vươn lên trở thành thị trường xuất khẩu lớn thứ ba của Việt Nam ở châu Phi.
Kim ngạch xuất khẩu sang Ai Cập chỉ đạt 200 triệu USD, giảm 26%, trong đó hàng thủy sản đạt 50,66 triệu USD, xơ, sợi dệt các loại 27,86 triệu USD, hạt tiêu 25 triệu USD, phương tiện vận tải và phụ tùng 14,13 triệu USD, máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng đạt 11,81 triệu USD, cà phê 5,1 triệu USD, hàng dệt may 4,96 triệu USD. Do tình hình chính trị bất ổn, nhất là sau vụ lật đổ Tổng thống Morsi vào đầu tháng 7/2013, kim ngạch xuất khẩu tất cả các mặt hàng của Việt Nam sang thị trường này đều giảm mạnh. Hiện Ai Cập đã tụt xuống vị trí thứ tư trong số các thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam tại châu Phi.
Kim ngạch xuất khẩu sang An-giê-ri đạt 160,4 triệu USD, tăng 36% so với cùng kỳ 2012, trong đó cà phê chiếm 47,66 triệu USD, gạo 39,53 triệu USD (94.494 tấn), điện thoại và linh kiện 21,88 triệu USD.
Xuất khẩu sang Nigeria đạt 134,50 triệu USD, tăng 27% so với cùng kỳ năm trước, trong đó máy tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 58,6 triệu USD, hàng dệt may 14,30 triệu USD, phương tiện vận tải và phụ tùng 9 triệu USD.
Kim ngạch xuất khẩu sang Angola đạt 117,89 triệu USD, tăng 8%, trong đó gạo chiếm 46 triệu USD (112.726 tấn), hàng dệt may 16,41 triệu USD, phân bón 15 triệu USD, kim loại thường 3,75 triệu USD.
Kim ngạch xuất
khẩu sang Xê-nê-gan tiếp tục giảm mạnh, chỉ đạt 40,36 triệu, giảm 54 % so với 11
tháng đầu năm 2012, trong đó gạo chỉ chiếm 17,46 triệu USD (46.214 tấn) giảm
73%, phương tiện vận tải và phụ tùng đạt 11 triệu USD. Nguyên nhân xuất khẩu
giảm là do Xê-nê-gan chuyển sang mua gạo tấm của Thái Lan và Ấn Độ trong khi
lượng gạo dự trữ của nước này vẫn còn cao.