Diện mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Ca-ta 9 tháng đầu năm 2013 có một số biến chuyển thuận lợi. Từ trên 10 mặt hàng xuất khẩu 9 tháng đầu năm 2012, sang năm 2013 con số này đã tăng lên trên 30 mặt hàng. Một số mặt hàng bắt đầu xuất khẩu sang Ca-ta như hàng điện tử (điện thoại, tủ lạnh, máy hút bụi), linh kiện ô-tô, kính xây dựng, tân dược, sản phẩm thủ công mỹ nghệ (mây, tre, cói, thảm)….Một số mặt hàng xuất khẩu sang thị trường Ca-ta có mức tăng trưởng khá như gạo tăng 164,4%; dây cáp điện tăng 154,8; máy móc thiết bị phụ tùng tăng 50,1%, hàng rau quả tăng 46,6%; sản phẩm sắt thép tăng 48,2%, thủy sản tăng 1,9% so với cùng kỳ.
Bảng: Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Ca-ta
9 tháng đầu năm 2013
Đơn vị tính: USD
Stt
Tên hàng
9T 2013
Tỷ trọng (%)
9T 2012
tăng giảm
(%)
1
Hàng Hải sản
3.819.292
38,9
3.749.199
1,9
2
Gạo
948.451
9,7
364.243
160,4
3
Sản phẩm gỗ
898.965
9,2
1.074.512
-16,3
4
Hàng rau quả
507.074
5,2
345.835
46,6
5
Sản phấm sắt thép
321.784
3,3
217.061
48,2
6
LK ô tô CKD, SKD dưới 12 chỗ ngồi
315.474
3,2
~
~
7
Sản phẩm chất dẻo
312.219
3,2
8
Hạt điều
270.410
2,8
272.308
-0,7
9
Dây điện & dây cáp điện
266.030
2,7
104.419
154,8
10
Hàng hoá khác
258.139
2,6
4.078.303
-93,7
11
Máy vi tính, sản phẩm điện tử & linh kiện
230.510
2,3
~
~
12
Máy móc thiết bị, dụng cụ & phụ tùng
225.963
2,3
~
~
13
Bánh, kẹo & sản phẩm từ ngũ cốc
211.339
2,2
~
~
14
Tủ lạnh
209.598
2,1
~
~
15
Que, dây hàn
132.468
1.3
~
~
16
Sản phẩm mây, tre, cói & thảm
130.304
1,3
~
~
17
Hoá chất
110.856
1,1
~
~
18
Sản phẩm từ cao su
102.246
1,0
159.825
-36,0
19
Hạt Tiêu
99.200
1,0
~
~
20
Máy hút bụi
95.127
1,0
~
~
21
Sản phẩm hoá chất
72.522
0,7
~
~
22
Đường trắng
70.150
0,7
~
~
23
Điện thoại di động và linh kiện
57.787
0,6
~
~
24
Kính xây dựng
41.079
0,4
~
~
25
Chất dẻo nguyên liệu
33.480
0,3
~
~
26
Sản phẩm dệt may
25.745
0,3
~
~
27
Cơm dừa sấy khô
16.275
0,2
~
~
28
Tân dược
12.540
0,1
~
~
29
Sản phẩm đá thuộc chương 68
11.288
0,1
~
~
30
Sản phẩm gốm, sứ
10.596
0,1
~
~
Tổng cộng
9.816.911
10.506.481
-6,6
Nguồn: Tổng cục Hải quan
Tổng giá trị nhập khẩu của Việt Nam từ Ca-ta 9 tháng đầu năm 2013 đạt 154,2 triệu USD (giảm 10,9% so với cùng kỳ năm 2012). Một số mặt hàng nhập khẩu chính tăng khá như: chất dẻo nguyên liệu đạt 44,4 triệu USD (tăng 40%), kim loại thường đạt 18,1 triệu USD (tăng 91,4%), hóa chất đạt 3,5 triệu USD (tăng 59,5%). Tuy nhiên, mặt hàng nhập khẩu lớn nhất từ Ca-ta là khí đốt hóa lỏng chỉ đạt 86,7 triệu USD ( giảm 10,7% so với cùng kỳ);
Bảng: Kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Ca-ta
9 tháng đầu năm 2013
Đơn vị tính: USD
Stt
Tên hàng
9T 2013
9T 2012
Tăng giảm (%)
1
Khí đốt hóa lỏng
86.797.444
97.149.767
-10,7
2
Chất dẻo nguyên liệu
44.493.648
31.769.934
40,0
3
Kim loại thường khác
18.145.992
9.478.760
91,4
4
Hoá chất
3.595.276
2.254.233
59,5
5
Quặng và khoáng sản khác
533.500
21.406.794
-97,5
6
Hàng hoá khác
432.906
176.387
145,4
7
Máy móc thiết bị, dụng cụ & phụ tùng
144.164
7.000
1.959,5
8
Sản phẩm sắt thép
18.537
81.000
-77,1
9
Sản phẩm từ cao su
6.442
~
~
……
~
10.781.594
~
Tổng cộng
154.167.909
173,105,469
-10,9
Nguồn: Tổng cục Hải quan
Ca-ta là một quốc gia nhỏ trong khu vực Trung Đông. Những năm gần đây, nước này có sự phát triển kinh tế khá ấn tượng. Với nguồn lợi lớn thu được từ xuất khẩu khí đốt hóa lỏng ra thế giới, quốc gia này đang có tiềm lực tài chính rất mạnh. Đây là tiền đề nước này có nhiều thuận lợi trong mở rộng đầu tư và phát triển kinh tế. Tuy dung lượng thị trường Ca-ta nhỏ nhưng cơ hội để mở rộng hợp tác, đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa rất khả quan. Hiện nay, Ca-ta đang đầu tư phát triển nhiều dự án xây dựng cơ sở hạ tầng lớn để đáp ứng cho nhu cầu phát triển trong thời gian tới. Thị trường Ca-ta đang có nhu cầu lớn đối với các mặt hàng như vật liệu xây dựng, các sản phẩm nội, ngoại thất, hàng thủ công mỹ nghệ, thực phẩm chế biến. Hiện nay, Hãng hàng không Qatar Airway đã có chuyến bay thẳng giữa Đô Ha với Hà Nội và T/P Hồ Chí Minh. Đây cũng là điều kiện thuận lợi cho việc đi lại của các doanh nhân hai nước và thúc đẩy hoạt động trao đổi hàng hóa bằng đường hàng không.