Ra mắt từ đầu năm 2019, ứng dụng Chip Chip là nền tảng học Tiếng Anh trực tuyến dành cho trẻ em với hàng trăm giáo viên Philippines giỏi. Anh Hồ Trung Dũng, Co-founder & CEO của Chip Chip chia sẻ: "Tham vọng của chúng tôi là xây dựng một mô hình học trực tuyến hoàn toàn mới, áp dụng các công nghệ học tập tiên tiến để giúp việc học Tiếng Anh cho trẻ em Việt Nam trở nên thuận tiện, hiệu quả với mức phí hợp lý hơn". Đặc biệt, trong bối cảnh học trực tuyến bùng nổ sau đại dịch Covid-19, Ứng dụng Chip Chip không định vị là một trung tâm Tiếng Anh dạy online thông thường hay là một giải pháp tình thế khi học sinh không thể đến trường. Điểm khác biệt của ứng dụng Chip Chip mang đến một giải pháp tối ưu cho việc học Tiếng Anh trực tuyến.
Chip Chip bắt đầu ra mắt phiên bản sản phẩm đầu tiên từ tháng 7/2019 bởi đội ngũ có kinh nghiệm trong lĩnh vực khởi nghiệp công nghệ, Anh Hồ Trung Dũng có kinh nghiệm trong lĩnh vực phát triển phần mềm và digital marketing, đã phát triển một công ty agency về marketing từ 2012, Anh Trần Đức Thắng - đồng sáng lập có 12 năm kinh nghiệm về phát triển các hệ thống nền tảng công nghệ về học trực tuyến, thành công với mạng xã hội học tập IOStudy.
Câu chuyện khởi nghiệp khi cả hai anh tham gia khóa học tại Trung tâm Sáng tạo và Ươm tạo (FIIS) thuộc Trường Đại học Ngoại thương. Vườn ươm như tiếp thêm sức mạnh cho việc lan tỏa tinh thần khởi nghiệp, Chip Chip nhận được sự hỗ trợ, tư vấn đào tạo nhiệt tình từ phía các thầy cô và chuyên gia. Qua chương trình, team Chip Chip được đào tạo về các kiến thức liên quan đến khởi nghiệp một cách toàn diện: từ việc xác định ý tưởng khởi nghiệp phù hợp; xây dựng mô hình kinh doanh (business model); thiết kế sản phẩm theo phương pháp design thinking; cách để tiếp cận thị trường hay làm sao xây dựng pitch deck để gọi vốn từ nhà đầu tư... Sau chương trình, Chip Chip có được nhiều hơn các kiến thức kinh nghiệm để từ đó xây dựng được startup của mình phát triển. Thực sự rất quý báu, CEO Hồ Trung Dũng bộc bạch.
Tuy nhiên, thực tế là ngoài kiến thức, Starup cần có nguồn vốn. Anh Hồ Trung Dũng xác định, việc gọi vốn là một trong những việc thách thức nhất cần làm của hầu hết các startups. Nếu không có đủ nguồn lực tài chính ngay từ giai đoạn đầu tiên, startup sẽ khó có thể thành công.
Với Chip Chip, kinh nghiệm gọi vốn cho 1 startup giai đoạn sớm của doanh nghiệp trải qua nhiều gia đoạn.
Ở giai đoạn đầu, nên tiếp cận gọi vốn từ những người bạn quen biết. Có thể là người thân, bạn bè hoặc các nhà đầu tư thiên thần. Lý do: bạn sẽ dễ thuyết phục hơn để họ đầu tư cho ý tưởng của bạn và thủ tục để nhận vốn sẽ đơn giản hơn rất nhiều.
Giai đoạn đầu bạn chưa có gì là thuyết phục cả, thậm chí bạn mới chỉ có ý tưởng trong đầu. Do vậy, để gọi vốn được thành công, bạn nên biết cách để nhà đầu tư họ tin vào con người của bạn. Cách bạn thể hiện được sự đam mê, nhiệt huyết và sẵn sàng bỏ tất cả vì ý tưởng đó chính là điểm cộng lớn để nhà đầu tư tin rằng bạn sẽ thành công trong tương lai.
Cũng theo CEO Hồ Trung Dũng, starup nên chuẩn bị giới thiệu về mô hình sản phẩm dịch vụ với khách hàng/đối tác hoặc huy động vốn từ nhà đầu tư (pitch deck) để sẵn sàng đi gặp và trình bày với bất cứ nhà đầu tư nào mà bạn thấy có dấu hiệu tiềm năng.
Kinh nghiệm cuối nhưng quan trọng đối với Chip Chip chính là đừng vội bỏ cuộc. Chip Chip đã đi gặp không dưới 30 nhà đầu tư khác nhau, tất cả đều là cái lắc đầu thất vọng, trước khi gọi được vòng vốn đầu tiên từ Quỹ đầu tư Reapra đến từ Singapore.
Một số kinh nghiệm từ việc xây dựng Chip Chip chi sẻ cùng cá doanh nghiệp, các bạn trẻ trong quá trình khởi nghiệp khởi nghiệp:
Không chỉ là đam mê, founder sẽ cần “ám ảnh” về startup của mình, luôn khao khát để giải quyết bằng được vấn đề mình đang muốn giải quyết.
Nói chuyện với khách hàng thường xuyên để thấu hiểu về vấn đề của khách hàng đang gặp phải.
Kiên trì vượt khó. Ở bất kỳ thời điểm nào của startup đều có khó khăn thách thức. Nếu không đủ kiên trì và lạc quan vào tương lai, founder sẽ bỏ cuộc.
Đừng lo lắng nhiều về đối thủ cạnh tranh, tập trung vào tìm cách giải quyết tốt nhất vấn đề gặp phải của người dùng/khách hàng.
Startup là một cuộc đua marathon, không phải là chạy nước rút, nên founder cần tìm cho mình cách để duy trì sức khoẻ thể lực và tinh thần.
Bài viết được hỗ trợ thực hiện bởi Đề án Hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2019-2025 do UBND thành phố Hà Nội ban hành tại Quyết định số 4889/QĐ-UBND ngày 09/9/2019.
Chi tiết về các chính sách hỗ trợ trong Đề án tại đường link sau: https://hotrodoanhnghiep.hanoi.gov.vn/thu-vien/de-an-4889-ho-tro-doanh-nghiep-sang-tao-87dlrv51rg