Kính thông minh hỗ trợ người mù màu

Nói về chiếc kính thông minh mà mình và cộng sự đã phát triển, Jonathan Sutton, nghiên cứu sinh tại trường Đại học Otago, New Zeland, cho biết cô rất thích và cô luôn đeo nó: "Để xem xem miếng thịt gà nào đã đủ chín".

Có hơn 8% dân số thế giới mắc bệnh mù màu. Công nghệ hiện đại giúp gì được cho họ?

Tại Hội thảo về yếu tố con người trong hệ thống máy tính, các nhà phát triển đã giới thiệu chiếc kính thông minh hỗ trợ người mù màu ChromaGlasses. Nói về chiếc kính thông minh mà mình và cộng sự đã phát triển, Jonathan Sutton, nghiên cứu sinh tại trường Đại học Otago, New Zeland, cho biết cô rất thích và cô luôn đeo nó: "Để xem xem miếng thịt gà nào đã đủ chín".

Jonathan Sutton chính là bệnh nhân của triệu chứng mù màu: chứng bệnh ảnh hưởng đến khả năng nhận biết màu sắc và trên cả thế giới có khoảng 8% nam giới mắc hội chứng này, trong khi nữ giới là 0.5%. Người mắc hội chứng này không thể nhận ra màu sắc nào, hoặc bị nhầm lẫn giữa màu đỏ và xanh lá cây, và/hoặc giữa màu vàng và xanh nước biển. Chủ nhiệm công trình nghiên cứu Tobias Langlotz cho biết thêm: họ còn gặp nhiều vấn đề khác chứ không chỉ trong mỗi việc nấu ăn, đôi khi là ảnh hưởng cả đến sự nghiệp của họ.

Để giải quyết vấn đề này, nhóm nghiên cứu hướng đến công nghệ thực tế ảo tăng cường. Công nghệ thực tế ảo tăng cường là công nghệ mang những thứ ảo đưa vào thế giới thật, giúp người dùng nhìn thấy, cảm nhận thấy và tương tác được với các vật ảo đó tại thế giới thật.

Lấy ví dụ là trò Pokémon Go: Ứng dụng sẽ dùng camera của điện thoại thông minh và tự động chèn lên màn hình hiển thị các nhân vật trong Pokémon. Kính thông minh ChromaGlasses cũng dựa trên phương thức này. Trên thực tế, sản phẩm của họ chính là mẫu kính thông minh Epson Moverio BT - 300 đã được chỉnh sửa lại. Nhóm nghiên cứu đã thêm một chiếc gương bán mạ để bù lại việc camera không có góc nhìn trùng khớp với con ngươi. Gương bán mạ là gương cho phép tia tới đi qua một phần, phản chiếu một phần.

Sau đó, một phần mềm sẽ xác định các phần của đồ vật có màu sắc mà mắt người dùng không nhận ra được, sau đó sẽ hiển thị màu sắc mà người dùng nhận biết được.

Ví dụ như phần đỏ của thịt gà sống có thể chuyển thành màu xanh nước biển. Mặc dù... "Lúc mới bắt đầu, chúng tôi chuyển màu sang một màu bất kỳ. Sau đó chúng tôi thấy màu sắc cũng có nét riêng của nó nên chúng tôi thử tìm một màu sắc tương tự mà người dùng có thể nhận ra được" - TS. Tobias Langlotz, giảng viên khoa Khoa học thông tin, trường Đại học Otago.

Nhóm nghiên cứu cũng thực hiện khảo sát trên 19 tình nguyện viên và kết quả đạt được rất khả quan. Hiện tại họ chưa có ý định thương mại hoá sản phẩm, nhưng một ngày nào đó ý tưởng này có thể được lấy lại và  "tạo ra những cặp kính quyến rũ hơn" - ông Langlotz cho biết thêm với nụ cười trên môi.

 

Những năm gần đây, kính thông minh EnChroma - sản phẩm đến từ Hoa Kỳ - dành cho những người mắc chứng mù màu được nhắc đến nhiều trên các trang mạng xã hội. Chiếc kính này không được đánh giá cao, thường được dùng như một chiếc kính râm. Gần đây, các nhà nghiên cứu đến từ trường Đại học Québec ở Montréal và Đại học Montréal đã đánh giá chiếc kính EnChroma và cho ra kết luận rằng: "Chiếc kính này có thể là một mối hoạ gây ra tai nạn giao thông khi nó thay đổi màu sắc của đèn tín hiệu và cũng có nhiều màu không thể hiện được vì nhiều bước sóng đã bị chặn lại".

Minh Đức (Theo www.quebecscience.qc.ca)