Mặc dù đã sớm nhận diện xu hướng phát triển chính và khả năng tác động của nó đối với sự phát triển của ngành Công Thương, tuy nhiên chúng tôi thấy rằng muốn có chính sách phát triển phù hợp ngành Công Thương cần biết chính xác rằng liệu các doanh nghiệp đang đứng ở đâu so với yêu cầu của sản xuất hiện đại thông minh trong tương lai. Chính vì vậy cuối năm 2017, Bộ Công Thương đã tiến hành khảo sát đánh giá toàn diện tác động và sát sao những tiếp cận của ngành Công Thương trong cuộc cách mạng lần thứ 4. Chúng tôi đã sử dụng cách tiếp cận và phương pháp đánh giá của Hiệp hội kỹ thuật cơ khí của Cộng hòa liên bang Đức với sự tham gia tích cực của các đơn vị nghiên cứu trong Bộ Công Thương và các bộ ngành liên quan, sự hỗ trợ kỹ thuật của Tổ chức phát triển Liên hợp quốc UNDP chúng tôi đã hoàn thành vào cuối tháng 5/2018. Theo tôi, những đánh giá, kết quả mà chúng tôi có được có những giá trị thiết thực không chỉ cho ngành Công Thương mà còn mang lại những giá trị cho cả những ngành, lĩnh vực khác. Chúng tôi xin chia sẻ những nội dung, kết quả chúng tôi đã đạt được như sau.
Thứ nhất là phần lớn các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp ở Việt Nam đang đang đứng ở vạch xuất phát. Có đến 82% các doanh nghiệp của ngành Công Thương đang ở vị trí mới nhập cuộc trong đó có tới 61% còn đứng ngoài cuộc, tuy đã có một số muốn tham gia nhưng chưa biết tham gia thế nào. Kết quả đánh giá này tương đồng với kết quả công bố của Diễn đàn kinh tế thế giới vào tháng 1/2018 trong báo cáo sẵn sàng cho việc sản xuất trong tương lai của các quốc gia, theo đó trong số 100 quốc gia được lựa chọn đánh giá thì Việt Nam nằm trong những nước chưa sẵn sàng với cuộc cách mạng công nghệ lần thứ 4. Chúng ta mới đang ở mức độ sơ khởi. Đây là điều hết sức quan trọng. Ngành Công Thương chúng tôi cũng tự nhận thấy, tự biết mình là ai để tránh việc nói và làm như một phong trào.
Thứ hai, trong số 60 cột đánh giá tính sẵn sàng tiếp cận với cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 thì có 6 trụ cột này chúng ta chưa có: chiến lược tổ chức, nhà máy thông minh, màn hình thông minh, dịch vụ dựa trên nền tảng dữ liệu, sản phẩm thông minh, người lao động. Hiện nay các doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận ở mức thấp đối với tất cả các trụ cột trong đó trụ cột có vai trò quan trọng nhất là chiến lược tổ chức, hoặc sản phẩm thông minh cũng có mức độ tiếp cận thấp nhất so với 6 trụ cột.
Những quan điểm tiếp cận này đặt vấn đề rằng: trước yêu cầu mạnh mẽ của môi trường bên ngoài cũng như là là yếu tố nội tại của doanh nghiệp, việc đưa ra một chiến lược ứng phó thích ứng cũng như là cơ cấu để vận hành là quan trọng nhất. Tuy nhiên, kết quả khảo sát cho thấy 81,3% doanh nghiệp Việt Nam chưa có chiến lược tiếp cận cách mạng công nghiệp lần 4, mức độ sẵn sàng mới chỉ là 0,4. Khảo sát 2000 doanh nghiệp thuộc Hiệp hội Doanh nghiệp vừa và nhỏ ở tại Hà Nội cũng cho thấy 79% doanh nghiệp trả lời là chưa chuẩn bị cho cuộc cách mạng 4.0 này. Đây la một con số đáng lo ngại và là một điểm nghẽn cần cởi bỏ để nâng cao tính sẵn sàng của doanh nghiệp ngành Công Thương trong thời gian tới.
Có thể nhiều đại biểu băn khoăn với con số mà tôi nói ra nhưng với đại biểu phía Việt Nam ai cũng biết doanh nghiệp Việt Nam có đến 95% là vừa và nhỏ, thậm chí siêu nhỏ, tiềm lực rất nhỏ nên trong 2000 doanh nghiệp này còn đang cực kỳ lo lắng về việc liệu có tồn tại được trong thời gian tới hay không. Doanh nghiệp xuất khẩu đi Hoa Kỳ hoặc các nước khác hiện nay có thể sẽ khác trong ngày mai vì chính quyền của nước Mỹ hay của bất kỳ một nước nào đó có thể sẽ đưa ra biện pháp phòng vệ thương mại và sản phẩm của Việt Nam có thể không xuất khẩu được. Tương tự như vậy, trong nước cũng còn nhiều khó khăn. Nếu như sức ép, sức cạnh tranh của rất nhiều doanh nghiệp là rất lớn, kể cả doanh nghiệp FDI, doanh nghiệp trong hệ thống bán lẻ, thậm chí cả doanh nghiệp trong nước với nhau. Họ sẽ tập trung nhiều hơn cho sự sống còn của họ thay vì nghĩ đến những chuyện tương lai xa xôi nên ta phải nhìn nhận đây là thực tế.
Phiên tham luận của Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải được đại biểu đặc biệt quan tâm
Thứ ba, ứng dụng đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ theo các xu hướng cách mạng công nghiệp 4.0 kết quả khảo sát cho thấy ngành Công Thương mặc dù đã quan tâm tới đầu tư đổi mới công nghệ tuy nhiên mức đầu tư còn rất hạn chế. Phần lớn đầu tư trong 2 năm qua cũng như dự kiến trong 5 năm tới dự kiến chỉ khoảng 1 tỷ đồng Việt Nam, tương đương chưa tới 50 nghìn USD, trong khi cũng theo số liệu khảo sát này có tới 52% dn bắt buộc phải đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ để xd các nhà máy thông minh đầu tư để sản xuất điều hành trong thời gian tới. Hiện nay tốc độ ứng dụng công nghệ chủ yếu của cuộc cách mạng công nghệ lần thứ 4 của các doanh nghiệp Công Thương còn rất hạn chế ví dụ công nghệ in 3d, nhận dạng bằng sóng vô tuyến, big data đang chỉ ở mức 2%, 3% trí tuệ nhân tạo, định vị thời gian thực… Với mức đầu tư chỉ 50.000 đô la thì các doanh nghiệp rất khó để đổi mới ứng dụng đổi mới công nghệ theo xu thế của cuộc cách mạng này. Đây thực sự là một thách thức lớn cho quá tình chuẩn bị số của các doanh nghiệp Việt.
Thứ tư là phát triển các sản phẩm thông minh và dịch vụ dữ liệu. Điểm sẵn sàng của sản phẩm công nghệ thông minh là 0,08 so với thang điểm là 5. Với 93% doanh nghiệp đứng ngoài cuộc, hiện có tới 53% dữ liệu sản phẩm không được thu thập, các tính năng của một sản phẩm thông minh như chức năng mã hóa, báo cáo, nhận dạng tự động… chỉ có thể áp dụng ở mức từ 1-2%. Phát triển sản phẩm thông minh là trụ cột quan trọng thứ hai trong sự sẵn sàng tiếp cận với nền sản xuất thông minh, là cơ sở để giúp nhà cung cấp nắm bắt tốt hơn nhu cầu của người dùng, từ đó tạo ra sản phẩm gần nhất với mong muốn của người dùng đồng thời cũng là cơ sở để phát triển dịch vụ dựa vào số liệu hay các mô hình kinh doanh số. Điều này có thể cho thấy nhiệm vụ cần cấp bách của doanh nghiệp Việt Nam trong thời gian tới.
Thứ năm là về người lao động. Mặc dù có mức độ sẵn sàng cao hơn các trụ cột khác nhưng phần lớn các doanh nghiệp đều cho rằng các kỹ năng hiện nay là chưa đủ đáp ứng yêu cầu của các nhà máy trong tương lai theo hướng cuộc cách mạng 4.0.
Tiếp cận của ngành Công Thương trong cuộc cách mạng lần 4 chính là tập trung đổi mới nâng cấp nền sản xuất hiện đại, đấy nhanh quá trình này bằng các tận dụng các cơ hội và tiếp thu nhanh chóng các công nghệ xu hướng phát triển mới. Định hướng này được Bộ Công Thương tập cụ thể hóa thành nhiều nhóm nhiệm vụ giải pháp tập trung vào các nhóm vấn đề lớn như sau:
1. Nhanh chóng xây dựng chiến lược phát triển ngành giai đoạn đến 2030 tầm nhìn 2035 trên quan điểm và cách thức tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp lần 4, định hình lại cách ưu tiên và phát triển doanh nghiệp trong bối cảnh mới có nhiều thay đổi mang tính chiến lược. Với xuất phát điểm rất yếu, chúng ta phải bố trí nguồn nhân lực một cách phù hợp, không thể dàn trải.
2. Tập trung vào thể chế khuôn khổ pháp lý tạo môi trường bình đẳng thuận lợi chính là động lực quan trọng để thúc đẩy doanh nghiệp phát triển thực hiện đổi mới sáng tạo cũng như nhanh chóng áp dụng thành tựu từ cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4.
3. Đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng khoa học vào công nghệ cho doanh nghiệp khoa học ngành Công Thương nhằm đổi mới nền sản xuất hiện tại chính là giải pháp mang tính cốt lõi.
4. Phát triển nguồn nhân lực có trình độ, kỹ năng đáp ứng yêu cầu của nền sản xuất thông minh và hiện đại trong tương lai. Đây là nhóm giải pháp cuối cùng.
Bộ Công Thương hiện tại đang gấp rút triển khai các nhóm các giải pháp này và đưa ra những nhóm nhiệm vụ cụ thể, chi tiết hơn. Hy vọng và tin tưởng với sự quyết liệt chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, Chính phủ và của chúng tôi - những người trực tiếp trong ngành Công Thương, sự vào cuộc khẩn trương của các cơ quan tham mưu và nhất là sự quan tâm rất lớn của cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam, những doanh nghiệp trong ngành Công Thương thì ngành Công Thương sẽ tận dụng tốt nhất cơ hội hội để đổi mới nền sản xuất hiện tại, tạo đà phát triển, qua đó góp phần vào sự phát triển nền kinh tế đất nước.
"Phát triển nhà máy số chính là tâm điểm của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 và đây chính là ưu tiên lớn của ngành Công Thương trong phát triển nền sản xuất hiện đại cho tương lai, chúng tôi hy vọng sẽ nhận được được nhiều sự tham gia của các chuyên gia trong nước và quốc tế. Bộ Công Thương tin tưởng sẽ có những giải pháp tốt nhất hỗ trợ doanh nghiệp trong ngành nhanh chóng tiếp cận, chủ động tham gia để xây dựng một nền sản xuất hiện đại và thông minh trong tương lai không xa"
*Tiêu đề do Tạp chí Công Thương đặt