Người ta lại thấy, nhiều trường hợp các máy móc sản xuất không phù hợp với đặc điểm nhân chủng học của người lao động. Như vậy sẽ chóng mệt và kém năng suất. Đây là mối quan hệ người máy.
Người ta cũng thấy, con người là một máy động lực. Trong nhiều trường hợp, công nhân không biết sử dụng cơ thể mình (tư thế và động tác không hợp lý) gây ra phí sức và kém hiệu quả. Cần phải nghiên cứu về mặt cơ sinh học để sử dụng hợp lý cơ thể con người.
Mấy chục năm gần đây, khoa học nghiên cứu không những bắp thịt, mà bộ não người là những máy phát điện, điện sinh học, điện não. Có thể lấy dòng điện não, khuyếch đại nó lên và đưa lên màn ảnh, thành “điện não đồ” và chỉ cần cho công nhân đội một cái mũ có điện cực gắn với vùng tương ứng là có thể xem được điện não đồ trên màn hình. Nhờ điện não đồ đưa tín hiệu “người lái xe đường trường đang mệt mỏi” mà người ta thiết kế trên xe một thiết bị tự động làm “ tỉnh ngủ” và tránh được tai nạn. Báo “ Công an nhân dân” mới đây đưa tin đã có máy chống ngủ gật cho lái xe ở nhiều nước dựa trên cơ sở điện não đồ.
Ngoài ra, có mối quan hệ tối ưu giữa tâm lý và sinh lý trong lao động. Có những trường hợp, người lao động có trạng thái tâm lý tốt nên sự mệt mỏi và kiệt sức đến chậm, do sức chịu đựng tăng lên. ở đây vai trò tâm lý có tầm quan trọng rõ rệt.
Từ tất cả những nghiên cứu đó đã hình thành một môn khoa học mới, đó là Ecgônômic.
II. Ecgônômic là gì ?
Một số nhà khoa học vè Ecgônômic định nghĩa bộ môn khoa học này như sau:
Ecgônômic là tập hợp các kiến thức khoa học về con người đang làm việc, chúng cần thiết để nhà thiết kế xây dựng các công cụ máy móc, thiết bị, các địa điểm làm việc sao cho người có thể sử dụng chúng một cách tiện lợi, an toàn và có hiệu quả.
Ecgônômic dựa chủ yếu vào 2 khoa: sinh lý lao động và tâm lý lao động. Từ sau khi ra đời (1949), Ecgônômic ngày càng mở rộng các cơ sở khoa học sang lĩnh vực kiến thức: sinh trắc học (Biometrie), sinh hóa học (biochimie), cơ sinh học (biomecanique), tâm lý xã hội, xã hội học.
M.de Montmollin lại có quan niệm khác, coi Ecgônômic là một bộ môn xây dựng trên cơ sở tâm lý học, sinh lý học và toán học.
III. Nội dung nghiên cứu của Ecgônômic
1. Mối quan hệ người và máy: Các máy móc – công cụ phải được thiết kế sao cho phù hợp với đặc điểm về kích thước hình thái học của con người. Con người phải học tập các thao tác hợp lý khi sử dụng các máy móc – công cụ, nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm (không thiếu động tác) mặt khác sử dụng hợp lý năng lượng cơ bắp thần kinh.
Các nhà khoa học Ecgônômic đều thấy rằng, lao động vô ích do thiếu hiểu biết và thiếu kinh nghiệm, tính trung bình đã làm lãng phí một phần ba năng lượng, gây ra sự mệt mỏi vô ích về thể xác và về hệ thần kinh. Nếu chúng ta biết phân tích, xác định rõ các động tác có ích, các động tác thừa, lại biết xác định tốc độ thích hợp nhất của động tác... (1) thì có thể tiết kiệm được một phần lớn năng lượng cơ - thần kinh lãng phí.
2. Mối quan hệ con người – các điều kiện lao động: việc cải thiện các điều kiện làm việc ở môi trường lao động không chỉ mang ý nghĩa nhân văn, mà còn ý nghĩa kinh tế – sản xuất rõ rệt.
ở Mỹ, ngay từ năm 1920, Miinsterbeg đã phát hiện mối quan hệ trực tiếp giữa các điều kiện làm việc với năng suất. Ông nghiên cứu ở một nhà in lớn, trong đó trước mắt các thợ cứ thỉnh thoảng lại có một chiếc xe tải đi qua. Chính công nhân cũng hình như đã quen với tình hình đó và có cảm giác rằng cái đó không ảnh hưởng đến công việc của họ. Tác giả đã bí mật yêu cầu ra lệnh cho xe tải không chạy theo đường đó. Biện pháp đó làm tăng năng suất lao động lên đột ngột 25%. Từ đó, ông kết luận rằng, đối với nghề thợ in, tất cả những cái gì phân tán sự chú ý của thợ đều có hại.
Trong ngành giao thông, nghiên cứu ở người lái xe bằng cách phát tín hiệu hai bên đường, người ta thấy, ở nhiệt độ 180C có 3% số tín hiệu không thu nhận được. Khi nhiệt độ buồng lái tăng lên đến 360C thì có từ 17 đến 35% số tín hiệu người lái không thu nhận được. Đó là một trong những nguyên nhân gây tai nạn ở người lái xe, lái tầu.
ở một xí nghiệp có 1000 thợ, người ta tính rằng, việc cải thiện sự chiếu sáng ở nơi làm việc đã làm xí nghiệp tiêu tốn 5.000 USD, nhưng số tiền trợ cấp tai nạn lại giảm đi 9.000 USD, và số tai nạn giảm được 255 trường hợp. Trong 81.000 ca tai nạn khai báo ở Công ty bảo hiểm Mỹ thì có 23,8% là do thiếu ánh sáng ở nơi làm việc.
Một số người quản trị hiện nay rất coi nhẹ những việc tối thiểu như: giữ sạch sẽ nơi làm việc, kê lại chỗ đứng cho nhân viên, đảm bảo một bầu không khí thuận lợi cho sản xuất. Việc nhận thức được chân lý không thể chối cãi đó còn tuỳ thuộc vào trình độ phân tích khoa học và thực tiễn của mỗi người. Nếu trình độ hiểu biết cao thì các biện pháp tổ chức lao động khoa học sẽ được đặt ở các vị trí thích đáng. Nếu không đủ trình độ nhận thức thì nhiều cái sẽ bị đưa ra phía sau. Hoàn cảnh mà hàng ngày, người lao động làm việc có ảnh hưởng tốt đến sức khoẻ của họ, làm cho họ yêu đời, và luôn mong muốn lao động tốt hơn. Đó là thái độ Ecgônômic tối thiểu cần thiết.
3. Mối quan hệ giữa các bộ phận của dây chuyền sản xuất: Phải tổ chức mặt bằng sản xuất sao cho khoảng cách giữa người và người, máy và máy là hợp lý nhất, tương ứng với quy trình công nghệ. ở đây, người ta áp dụng phương pháp xây dựng sơ đồ, các quỹ đạo luân chuyển, sử dụng các ma trận để phân tích và tối ưu hóa các mối quan hệ vận hành và quan hệ thông tin trong tổ chức và quản lý sản xuất.
4. Mối quan hệ giữa người và người trong sản xuất.
Chính Taylor, ông tổ của phương pháp chia nhỏ sản xuất dây chuyền cũng nhận thấy vai trò quan trọng của quan hệ con người và thú nhận: “ Nếu ta không biết tôn trọng người lao động mà coi họ như địch thủ thì không thể nào họ có thể lao động với năng suất cao”.
Phương pháp định mức lao động và phương pháp dây chuyền của Taylor bị phê phán ở 2 điểm:
a. Chọn công nhân khoẻ và giỏi để thao tác, sau đó lấy định mức của họ để phổ biến cho mọi người. Tuy được trả công cao, nhưng người lao động trung bình muốn kiếm nhiều tiền sẽ phải cố gắng quá mức, sẽ chóng hao kiệt và mất sức sớm.
b. Chia nhỏ công việc thành các động tác và chuyên môn hóa công nhân theo động tác sẽ làm cho công việc trở thành đơn điệu (monotone), buồn chán và làm cho con người mất khả năng độc lập, sáng tạo trong công việc.
Các nhà xã hội học thực nghiệm đã chứng minh rằng, có nhiều trường hợp, các điều kiện xấu đi mà năng suất lao động lại không giảm. Họ tìm ra qui luật về các mối quan hệ con người trong sản xuất.
Người Nhật Bản trong khi học hỏi phương Tây về nhiều mặt đã xây dựng cho mình “chiến lược con người”, mà điểm mấu chốt là coi trọng con người, xây dựng các mối quan hệ thân thiện, phát huy tính sáng tạo của công nhân trong cac “nhóm chất lượng” , - “Nhóm chất lượng” là những tập thể nhỏ xung kích trong việc phát huy sáng kiến cải tiến chất lượng sản phẩm. Theo số liệu của nhà nghiên cứu người áo Leben, thì Nhật Bản đứng đầu về mức độ tích cực của hoạt động sáng kiến, sáng chế, tính trung bình cho mỗi 100 người đi làm; Cộng hòa Liên bang đức đứng thứ hai; Thụy Sĩ – thứ ba (1982).
Để nâng cao chất lượng quan hệ giữa cán bộ quản lý và công nhân, các nhà xã hội học lao động đã xây dựng phương pháp tìm ra những nhóm người tương hợp trong sản xuất, phương pháp lựa chọn cán bộ quản lý theo nhiều tiêu chuẩn, “phương pháp ma trận giao”, các quy tắc khoa học về ứng xử xã hội trong tập thể sản xuất.
Ecgônômic là lĩnh vực kinh tế tri thức cần thiết. Trong kinh tế thị trường, những nhà quản lý sản xuất chạy theo lợi nhuận đơn thuần có thể coi nhẹ việc bảo vệ sức khoẻ và phát huy yếu tố con người lao động. Vì vậy các kiến thức Ecgônômic cần được phổ biến và giảng dạy không những cho công nhân mà cả cho những người quản lý, phục vụ công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.
Lĩnh vực kinh tế tri thức về người lao động
TCCT
I. Lý do ra đời của Ecgônômic.
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế tư bản, người ta thấy có nhiều điều kiện sản xuất làm hại cho sức khoẻ công nhân. Vậy, cần nghiên cứu bảo vệ sức khoẻ người lao độ